Trang chủ » ẨM THỰC » NHIỀU CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GIẢM CÂN THẤT BẠI VÌ 4 LÝ DO NÀY

NHIỀU CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GIẢM CÂN THẤT BẠI VÌ 4 LÝ DO NÀY

    Hiện nay, khi các bệnh nội tiết-chuyển hóa tăng lên và trẻ hóa, đứng đầu là thừa cân, béo phì, chế độ ăn kiêng giảm cân được quan tâm đặc biết.

   Kinh nghiệm cho thấy, vài người ăn kiêng ban đầu giảm cân một chút, nhưng rồi dần dần cân nặng lại bắt đầu quay trở lại. Hoặc có thể người ăn kiêng bỏ cuộc sau một vài tuần vì quá khó chịu vì bị đói.

       

   Nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Anh BMJ cho thấy, những tác động của việc ăn kiêng giảm cân thường không kéo dài lâu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của 14 chương trình ăn kiêng giảm cân phổ biến và phát hiện ra rằng, việc giảm cân thường xảy ra sau 6 tháng thực hiện chế độ ăn kiêng, nhưng sẽ dừng lại ở thấng thứ 12. Hơn nữa, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các bằng chứng giảm cân có độ chắc chắn thấp..

    Một nghiên cứu khác của Đại học Bắc Carolina tại Trường Y tế Công cộng Toàn cầu Gillings của Chapel Hill cho thấy 88% người Mỹ không có chế độ chuyển hóa trao đổi chất khỏe mạnh, nghĩa là họ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thể 2, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cao ngay cả khi không thừa cân.

   Joel Bikman, một giám đốc điều hành dinh dưỡng lâu năm, nhấn mạnh: “Chúng ta đang ăn sai loại thực phẩm, với số lượng không đúng. Điều đó khiến chúng ta không chỉ béo hơn mà còn yếu sức hơn”.

   Dưới đây là  4 lý do khiến hầu hết các chế độ ăn kiêng giảm cân phổ biến không có tác dụng:

   1. Thiếu chất dinh dưỡng (diets can be nutrient-deficient)

   Nhiều cách ăn kiêng không tập trung vào lượng calo mà vào các loại thực phẩm trong vùng miền hoặc tách biệt các loại thực phẩm cụ thể. Một trong những than phiền phổ biến nhất là cảm thấy đói ngay sau ăn. Có thể không phải vì cần ăn nhiều hơn, mà vì cần ăn ngon hơn.

   Một nghiên cứu được công bố trên BioMed Central cho thấy nhiều mốt ăn kiêng thúc đẩy kế hoạch bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu. Và, giống như trường hợp hạn chế lượng calo, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về sau.

   Các nhà nghiên cứu của nghiên cứu viết: “Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đáng kể trong các kế hoạch ăn kiêng phổ biến”. Họ nói thêm rằng “một cá nhân tuân theo kế hoạch ăn kiêng phổ biến chỉ sử dụng thực phẩm sẽ có khả năng cao bị thiếu vi chất dinh dưỡng, một tình trạng được khoa học chứng minh là có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và suy nhược cao hơn bao gồm ung thư, loãng xương, bệnh tim, dị tật bẩm sinh.” và thừa cân/béo phì.”

   Việc cân bằng hợp lý các chất dinh dưỡng đa lượng (chất bột đường, chất béo, chất đạm), ưu tiên protein và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế carbohydrate, có tác dụng rất tích cực.

   Rosanna Turner lưu ý: “Chất dinh dưỡng đa lượng đóng một vai trò trong việc giữ cho cơ thể có cảm giác no và hài lòng, ngăn ngừa ăn quá nhiều, giảm cảm giác thèm ăn và giúp giảm cân.

   2. Không bền vững (most weight-loss programs are unsustainable)

   Hạn chế calo có lẽ là cách phổ biến nhất mà mọi người tìm cách giảm cân. Họ cho rằng đó là một vấn đề toán học đơn giản. Chỉ cần ăn ít calo hơn lượng calo mà cơ thể đốt cháy. Dù chắc chắn có thể giảm cân, nhưng cách này có thể khó duy trì và không nhất thiết tốt cho cơ thể.

   Viện Lão hóa quốc gia Hoa Kỳ (NIA) cho thấy những người hạn chế lượng calo đã giảm cân, nhưng họ cũng gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực. Chúng bao gồm mất mật độ xương, khối lượng cơ nạc và khả năng hiếu khí.

   Một số người cũng trải qua những đợt thiếu máu ngắn hạn. “Cần phải tìm hiểu thêm rất nhiều về tính hiệu quả và an toàn của chúng, đặc biệt là ở người lớn tuổi”, NIA nói.

   3. Lựa chọn protein kém (poor protein choices)

   Trong khi một số người chê bai chất béo và carbohydrate, và protein thường được xem là “đứa con cưng”, nhiều người lại vẫn ăn quá ít chất đạm, hoặc thậm chí ăn sai loại.

   Hãy tìm những protein có giá trị sinh học cao, nghĩa là chúng được cơ thể hấp thụ và sử dụng hiệu quả.

   Do có cấu trúc axit amin hoàn chỉnh nên nguồn protein động vật thường có giá trị sinh học cao hơn nguồn thực vật. Theo nghiên cứu của tạp chí Khoa Học & Y Học Thể Thao, trứng và whey protein có giá trị sinh học cao nhất.

   4. Tiêu thụ sai loại chất béo (consuming the wrong kinds of fat)

   Trong nhiều thập kỷ, chất béo được xem là thủ phạm gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe. Đó là lý do xu hướng ăn kiêng ít chất béo bắt đầu ra đời. Ngày nay, với vô số bằng chứng khoa học chỉ ra điều ngược lại, mọi người nhận ra rằng tiêu thụ chất béo lành mạnh có thể là cách tốt nhất cho sức khỏe và cân nặng.

       

   Vasanti Malik, nhà khoa học nghiên cứu thuộc khoa dinh dưỡng tại Trường Y tế công cộng T.H. Chan của Harvard, cho biết: “Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, bảo vệ các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển của tế bào và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi tập trung nhiều vào việc cắt bỏ tất cả chất béo, chúng ta thực sự có thể tước đi những gì cơ thể cần nhất”.

   Theo Healthline, cần nhớ rằng không phải tất cả chất béo đều được tạo ra như nhau, và các loại chất béo lành mạnh mà bạn cần thường có trong các sản phẩm từ sữa, trứng, cá béo, các loại hạt và thực vật như bơ.

 

Research shows 4 reasons most popular diets are destined to fail

https://www.ksl.com/article/50982711/research-shows-4-reasons-most-popular-diets-are-destined-to-fail-