Hiện nay, vùng biển nam miền Trung đang được mùa cá cơm [1]; [2]. Ngoài là một nguyên liệu chính để làm nước mắm, các đầu bếp có thể dùng cả cá cơm tươi lẫn khô để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn để ăn với cơm hay lai rai lúc chiều về.
Cá cơm thuộc họ cá trổng, tên tiếng Anh là Enchovy, tên khoa học là Engraulidae. Cá cơm có kích thước nhỏ, dài từ 15 – 20cm, thường sống thành đàn, chủ yếu ở vùng nước mặn. Một số loài vẫn sống ở nước lợ, số khác sống ở nước ngọt.
Cá cơm sống quanh năm nhưng xuất hiện nhiều hơn vào mùa xuân – hè: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2 âm lịch, cá cơm thường xuất hiện vào ban đêm; mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch, cá xuất hiện vào ban ngày. Như vậy, mỗi năm ngư dân sẽ có 2 vụ thu hoạch cá cơm.
Cá cơm tuy có kích thước nhỏ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng khá cao. Cá cơm tươi chứa nhiều khoáng chất Na, K, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, niacin, folate, thiamin, riboflavin, các kim loại sắt, magie, kẽm, … tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cá cơm còn là nguồn cung cấp axit béo omega 3 có lợi cho hệ tim mạch và não bộ.
Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng của100g cá cơm chứa: 131 calo, 20.35g protein, 4.84g chất béo, 0 chất xơ, 0 đường, 147 canxi, 60mg cholesterol, 1.28g axit béo bão hoà, 1.18g axit béo không bão hoà đơn, 1.64g axit béo không bão hoà,… Nhờ vậy mà cá cơm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như bảo vệ sức khỏe tim mạch, chắc xương, bổ mắt, hỗ trợ tiêu hóa.v.v.,…
* Từ con cá cơm tươi, nhà bếp có thể chế biến các món sau:
Gỏi cá cơm
Cá cơm chiên mắm
Cá cơm chiên ớt tỏi