Trang chủ » ẨM THỰC » NHỮNG HIỂU LẦM VỀ DINH DƯỠNG (misunderstandings about nutrition)

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ DINH DƯỠNG (misunderstandings about nutrition)

      I. LỜI MỞ 

   Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt trên các trang mạng xã hội, có vô số thông tin về dinh dưỡng, sức khỏe. Đáng buồn là có rất nhiều thông tin võ đoán, suy diễn, thiếu khoa học nên không chính xác.

   Ngay cả một số chuyên gia y tế có trình độ, bác sĩ và nhà dinh dưỡng, hoặc không thận trọng hoặc vì lợi ích cá nhân, hay được “thuê nhờ”, đã truyền bá thông tin sai lệch về dinh dưỡng khiến công chúng càng thêm nhầm lẫn.

  Dưới đây là một số hiểu lầm về dinh dưỡng thường gặp nhất (the top misunderstandings about nutrition)

  II. NHỮNG HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP

      1. ĐƯỜNG BỘT LÀ KHÔNG TỐT (carbohydrates are not good) 

   Hiện nay, tiếng xấu về carbs và insulin đang trở nên phổ biến. Nhiều người tin vào chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số insulin (insulin index) để xếp carbs vào loại thực phẩm “không lành mạnh”.. Tuy nhiên, nghiên cứu chế độ ăn GI thấp cho thấy không có khác biệt, ngay cả đối với bệnh nhân đái tháo đường. 

                     

   Tương tự, béo phì carbohydrate-insulin, béo phì lvà phản ứng insulin do carbs tạo ra không có bằng chứng khoa học.

   Các nghiên cứu dài hơi về chế độ ăn low-carb hoặc keto cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể so với chế độ ăn nhiều carb.
  Tóm lại, carbohydrate không có hại, miễn là không ăn quá nhiều.

    2. CHẤT BÉO HẠI SỨC KHỎE ( high fat foods are unhealthy)

   Trong nhiều thập kỷ, cách truyền thống để giảm cân là ăn theo chế độ ít chất béo, nhưng bằng chứng hiện tại cho thấy rằng, với cùng lượng calo và lượng protein nạp vào, chế độ ăn ít chất béo và ít carb cho kết quả giảm cân tương tự nhau.

             

Selection of healthy food for heart, life concept, selective focus.

  Khoa học chứng minh ý kiến ​​cho rằng chất béo bão hòa là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim là một sự hiểu lầm tai hại khác.

  Chất béo là 1 trong 4 thành phần của ô vuông thức ăn. Chế độ ăn thiếu chất béo, đặc biệt các chất béo không bão hòa, nhiều nối đôi như axit béo omega-3, omega-6 và omega-9, có liên quan đến nguy cơ các vấn đề sức khỏe  

  Chỉ chất béo chuyển hóa, trans-fat, chất béo công nghiệp do con người tạo ra là loại chất béo duy nhất được chứng minh là có hại cho sức khỏe

   Tất nhiên, thái cực đoan cũng không đúng. chế độ ăn rất ít chất béo hay rất nhiều chất béo, đều gây hại cho sức khỏe, đặc biệt khi chất lượng chế độ ăn kém.

   3. CHẤT ĐẠM LOÃNG XƯƠNG, HẠI THẬN (protein is harmful to bones and kidneys).
    Vì thấy khi ăn chế độ giàu chất đạm lượng canxi trong nước tiểu cao hơn, nhiều suy nghĩ võ đoán rằng cơ thể lấy lượng canxi dự trữ từ xương để xử lý mức độ axit được tạo ra từ protein do đó có thể dẫn đến loãng xương.

             

   Nhưng các nghiên cứu về lượng protein và bài tiết canxi cho thấy hàm lượng canxi trong nước tiểu cao là do lượng canxi hấp thụ vào cơ thể cao hơn.Các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng protein thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và chế độ ăn giàu protein sẽ “thúc đẩy sự phát triển của xương và làm chậm quá trình loãng xương. Do đó. chế độ ăn ít protein sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương. gãy xương cao hơn.

   Các nghiên cứu khác đã xác định rằng chế độ ăn giàu protein làm tăng tốc độ lọc cầu thận (GFR), một chỉ số về quá trình lọc chất thải của thận.

   Tóm lại, các thử nghiệm ngẫu nhiên không cho thấy tác dụng của protein đối với xương hoặc thận của người trưởng thành khỏe mạnh.ngay cả khi ăn với số lượng lớn.

  4. LÒNG ĐỎ TRỨNG LÀM TĂNG CHOLESTEROL MÁU (egg yolks elevate blood cholesterol level) 

   Trứng bị mang tiếng xấu do lòng đỏ rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều cholesterol. Trên thực tế, đối với hầu hết mọi người, việc ăn thực phẩm giàu cholesterol không liên quan chặt chẽ đến việc tăng mức cholesterol trong máu.

               
   Trong các thử nghiệm lâm sàng, không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa trứng và bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu ở Canada, Trung Quốc còn cho thấy trứng rán còn chứa chất giảm huyết áp trợ tim.

    Tóm lại, trứng là siêu thực phẩm, nguồn cung cấp protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác. Mối liên quan của nó với cholesterol cao và bệnh tim mạch đã được phóng đại rất nhiều.

    5.THỊT ĐỎ GÂY UNG THƯ (red meat causes cancer)

  Nguyên nhân gây ung thư khó xác định tuyệt đối. Nhiều thức ăn có khả năng liên quan đến sự phát triển ung thư, và thịt đỏ được coi là một nghi phạm..

                 

   Các nhà khoa học chỉ rõ một số hợp chất polyaromatic hydrocarbons (PAHs) như acrylamide, acrolein …trong thịt hun khói có khả năng làm thay đổi bộ gen, bước đầu dẫn đến ung thư. Đây là bằng chứng cho thấy, ăn thịt đỏ đã qua chế biến, đặc biệt là những loại thịt bị cháy trong khi nấu, có thể gây nguy cơ ung thư cao hơn. Nhưng nếu sử dụng thịt đỏ ở mức độ vừa phải, tập thể dục thường xuyên, ăn rau và trái cây, bổ sung đủ chất xơ, không hút thuốc và uống rượu điều độ, thì tác động của thịt đỏ đối với nguy cơ ung thư là không đáng lo ngại.

  Tóm lại, nỗi sợ thịt đỏ gây ung thư là có thể, nhưng đã bị phóng đại. 

   6. TƯƠI SỐNG GIÀU DINH DƯỠNG HƠN ĐÔNG LẠNH (fresh foods contain more nutrients than frozen)  .

   Sản phẩm tươi sống là “chín sau khi thu hoạch” (trong quá trình vận chuyển) hoặc “chín khi thu hoạch” và bán khi chín: Sản phẩm đông lạnh thường chín toàn bộ trước khi được cấp đông.

               

  Có một số khác biệt giữa thực phẩm tươi và đông lạnh và một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả. Nhưng nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của chúng là tương tự nhau.

  Tóm lại, sản phẩm tươi sống hấp dẫn người tiêu dùng hơn những thứ “đóng hộp” hoặc “đông lạnh”, nhưng không có nghĩa là nó bổ dưỡng hơn. 

  7. ĂN KHUYA GÂY BÉO PHÌ 

           

    Hai lý do khiến ăn khuya có thể cản trở quá trình giảm béo liên quan đến thừa calo năng lượng đầu vào:

  (1) Thay vì chỉ đi ngủ, ăn bữa khuya dù nhẹ lượng calo cũng sẽ dư thừa; và

  (2) Ăn khuya thường là đồ ăn nhẹ, vặt  hoặc đồ ngọt. Vì vậy, nếu thức cả đêm để làm việc học tập, xem tivi…chúng ta thường ăn nhiều hơn, không vì đói mà để chống  buồn ngủ nên cũng thừa calo năng lượng.

    8. SINH TỐ VÀ NƯỚC TRÁI CÂY ĐỀU TỐT (smoothies and juices are healthy) 
   Nước ép và sinh tố được làm chủ yếu từ trái cây tươi và các loại rau không chứa tinh bột có thể là một cách tuyệt vời để tăng lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

    Tuy nhiên, hầu hết các loại nước trái cây và sinh tố bán tại các cửa hàng đều chứa nhiều đường, siro ngô giàu fructose (high fructose corn syrup HFCS) và calo. Do đó, dùng nhiều quá mức, chúng có thể làm thừa cân, béo phì và các hệ lụy khác

 9. ĐẬU NÀNH SẼ LÀM NỮ HÓA 

  Đậu nành giàu Isoflavones  được cho  là một estrogen thực vật (phytoestrogen) vì có cấu trúc gần giống hormone nữ estrogen nên nhiều suy diễn võ đoán rằng ăn đậu nành sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam gây hiện tượng nữ hóa.

                     

   Nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen, nên việc ăn uống đậu nành không khiến nam giới bị nữ tính hóa, đậu nành là thực phẩm tốt cho cả nam lẫn nữ.

   Những nghiên cứu can thiệp ở nam giới  từ 18-35 tuổi cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở cả 5 khía cạnh gồm lượng xuất tinh, hình thái, mật độ ,số lượng, độ di động tinh trùng…

    Đáng chú ý, trong nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

   10. “ĂN GÌ BỔ NẤY” 

   Trong Đông và Nam y, một số tạng phủ hay bộ phận của động vật đã được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh dạng thực phẩm chức năng . Ví dụ (1) Tim heo khi được chưng hầm với các vị thuốc để chữa các chứng tim hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ…(2) Dạ dày heo hầm với tiêu sọ sẽ chữa được chứng tỳ vị hư hàn; (3) Thận dê  hầm đậu đen giúp bổ thận, tráng dương…

   Dưới phân tích Tây y, quan niệm “ăn gì bổ nấy” không luôn luôn đúng, thậm chí là sai lầm. Ví dụ (1) Ăn tiết canh, huyết hoàn toàn không bổ máu vì tất cả nhân heme đều thải ra ngoài khiến phân có màu đen, (2) Ăn da không bổ, đẹp da vì các sợi collagen phải thủy phân thành các acid amin mới hấp thu qua đường tiêu hóa được. 

    III. LỜI BÀN

  Xin lưu ý 2 nguyên tắc cơ bản của dinh dưỡng:

  1. Có khá nhiều cách ăn, chế độ ăn, thực đơn nhưng đều theo đúng thành phần và số lượng quy định của Ô VUÔNG THỨC ĂN (food square). Bột đường (carbohydrate) 60% năng lượng, Chất béo 30%, Chất đạm 10, và Chất vi lượng gồm khoáng chất, vitamin, và các chất sinh học khác.

 Để dễ hình dung, các nhà dinh dưỡng ví khẩu phần ăn như một chiếc áo, cần có đủ vạt trước, vạt sau, tay áo, cổ áo, nút…thừa không được, mà thiếu cũng không xong ! 

 

  2. Bình thường có sự cân bằng động năng lượng (energy homeostsis) nghĩa là năng lượng nạp vào và mất ra luôn cân bằng nhau, như cái bể nước khi vòi vào và vòi ra cân băng nước trong bể luôn đầy và mới. Để tăng cân, phát triển đầu vào lớn hơn đầu ra; ngược lại để giảm cân ngừa béo phì thì phải giảm đầu vào (giảm ăn) và tăng đầu ra (tăng vận động) 

    IV. THAM KHẢO 

[1] https://www.healthline.com/nutrition/biggest-lies-of-nutrition#14.-All-smoothies-and-juices-are-healthy

[2] https://vietreader.com/health/43901-top-10-misunderstandings-about-nutrition.html

[3] https://www.idealnutrition.com.au/10-nutrition-facts/

[4] https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/10-nutrition-myths-debunked

[5] https://www.huffpost.com/entry/nutrition-misunderstood_n_5508695

[6] https://www.healthline.com/nutrition/20-nutrition-facts-that-should-be-common-sense

[7] https://suckhoedoisong.vn/nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-an-uong-lanh-manh-169230716001413451.htm

[8] https://www.phunuvagiadinh.vn/dinh-duong-2/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-che-o-an-uong-lanh-manh-ma-nhieu-nguoi-van-luon-cho-la-ung-602416

[9] https://baohatinh.vn/lam-dep/6-lam-tuong-ve-an-uong-lanh-manh-ma-nhieu-nguoi-mac-phai/237229.htm

[10] https://www.elle.vn/bi-quyet-khoe-va-dep/nhung-su-that-lam-tuong-ve-eat-clean

                                   TS.BS Trần Bá Thoại 

                            Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM