Trang chủ » Endocrinology & Metabolism » CẦN BIẾT VỀ NHỮNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIẾM

CẦN BIẾT VỀ NHỮNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIẾM

  I. LỜI MỞ
  Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh không lây nhiễm chiếm 74% số ca tử vong trên toàn cầu.
  Tại Việt Nam, thống kê 2016 về các bệnh không lây nhiễm cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư. Trong 548.800 ca tử vong, thì bệnh không lây nhiễm chiếm đến 77% (44% tử vong trước 70 tuổi).
 ii. ĐỊNH DANH
  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm, non-communicable disease NCD,  “là các bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm”.
   Bệnh không lây nhiễm bao gồm rất nhiều bệnh, nhưng đáng chú ý nhất là 4 loại bệnh chính như sau:
   1. Bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ),
   2. Ung thư
  3. Bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản)
  4. Đái tháo đường.
   5. Kế đến có thể nhắc tới các bệnh lý về thần kinh, tâm thần và các bệnh lý khớp mạn tính.
  Một số đặc điểm chính của bệnh không lây nhiễm là : Không có nguồn gốc nhiễm trùng Nguyên nhân phức hợp, Nhiều yếu tố nguy cơ, Diễn tiến từ từ, mạn tính, kéo dài, Điều trị dai dẳng và Để lại hậu quả với bệnh nhân và xã hội.
 iii. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
  Khái niệm yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm nghĩa là các yếu tố (về thói quen sinh hoạt, lối sống, các tác nhân vật lý hay hóa học…) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm hay tử vong do bệnh.
  Bốn yếu tố nguy cơ chính là:
    1 * Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào).
    2* Thiếu vận động thể lực.
    3* Lạm dụng rượu, bia
   4* Chế độ ăn không hợp lý.
   Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng báo động, và càng ngày càng trẻ hóa.
   Do sự phát triển của khoa học và công nghệ, lối sống ngày nay có nhiều thay đổi theo chiều hường không tốt cho sức khỏe: “ngủ ngày cày đêm”, dùng nhiều thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhà hàng fast food, đồ ăn ngọt, nhiều mỡ, thức uống có ga, có cồn… Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì, cận thị… trong giới trẻ cũng đang gióng lên những hồi chuông đáng báo động và các bệnh không lây nhiễm cũng tăng lên, trẻ hóa.
  IV.BÀN VÀ KẾT 
   Dù yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm có nhiều, nhưng 4 nguy cơ chính nêu trên là yếu tố có thể thay đổi được (modifiable factors).
   Như vậy, để phòng tránh tốt nhất sự xuất hiện của các bệnh không lây nhiễm, chúng ta hãy thực hiện tốt việc giảm thiểu bằng các biện pháp như: Bỏ thuốc lá; tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao; hạn chế rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý…
  Người lớn tuổi nên hạn chế ăn muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán; đồ uống ngọt, có ga; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi…
    Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý không lây nhiễm.
  V. THAM KHẢO
[1]https://en.wikipedia.org/wiki/Non-communicable_disease#:~:text=A%20non%2Dcommunicable%20disease%20(NCD,disease%2C%20cataracts%2C%20and%20others.
[2] https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/noncommunicable-diseases
[3] https://www.cdc.gov/globalhealth/healthprotection/ncd/global-ncd-overview.html
[4] https://www.healthline.com/health/non-communicable-diseases-list
[5] https://www.unicef.org/health/non-communicable-diseases
[6] https://tuoitre.vn/74-ca-tu-vong-tren-toan-cau-do-benh-khong-lay-nhiem-gay-ra-20220921191404807.htm
[7]https://suckhoedoisong.vn/benh-khong-lay-nhiem-hoi-chuong-canh-bao-va-bien-phap-phong-ngua-169211122233222567.htm
 
                                                                                    TS.BS Trần Bá Thoại