Trang chủ » ẨM THỰC » MÌ ĂN LIỀN: QUÁ TIỆN DỤNG, LẮM HÀM OAN !

MÌ ĂN LIỀN: QUÁ TIỆN DỤNG, LẮM HÀM OAN !

     I. LỜI MỞ

   Mì ăn liến, mì tôm (miền Bắc), mì gói (miền Nam) là món ăn nhanh quá quen thuộc không những ở Việt Nam chúng ta, mà cả trên toàn thế giới.

   Cùng với sự phổ cập và tiện lợi, mì ăn liền cũng là món ăn chịu nhiều đồn đại “tiếng oan” nhất trong cộng đồng, trên internet với ngập tràn câu hỏi “tác hại của mì ăn liền ?”, “mì gói có hại cho sức khỏe không?”, “mì tôm khó tiêu hóa”, “ăn mì tôm có bị ung thư?”… Đặc biệt, có báo đưa những tiêu đề “sốc” như : “mắc ‘cả tỉ bệnh khủng khiếp’ này khi ăn nhiều mỳ tôm” [6]; “8 tác hại của mì ăn liền, nếu biết rõ sẽ không dám ăn nhiều [7].

  Hôm nay, 25/8/2024, sinh nhật thứ 66 của mì ăn liền, xin có bài giải oan cho món ăn nhanh phổ thông, quá tiện dụng này.

     II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

   Dù món mì nước, ramen, thường được cho là món ăn đặc trưng của Nhật Bản, nhưng nguồn gốc thực sự là từ Trung Quốc. Năm 1858, khi người Nhật chấm dứt gần 200 năm cô lập “bế quan tỏa cảng”, làn sóng người di cư Trung Quốc đã mang theo kỹ năng nấu nướng trong đó có loại mì đến với người Nhật. Vào năm 1926. đầu bếp Vương Văn Tài (Wang Wen-chai) tại một nhà hàng Trung Quốc ở Sapporo, Hokkaido  đã phát triển ra món mì ramen tại các nhà hàng Nhật cho đến ngày nay.

  Cách đây 66 năm, ngày 25/8/1958, Momofuku Ando, người Nhật gốc Đài Loan đã phát triển mì gà (chicken ramen), loại mì ăn liền đầu tiên trên thế giới.

    Những năm sau Thế chiến II, do thiếu lương thực lan rộng ở Nhật Bản. Momofuku Ando chứng kiến  những hàng dài người xếp hàng tại các quầy bán mì ramen chợ đen, nên đặt ra mục tiêu là tạo ra món mì có thể “chế biến nhanh chóng và ăn tại nhà chỉ bằng nước nóng”. Sau một năm mày mò, Ando nhận thấy,  dầu chiên nóng hút hết độ ẩm khỏi lớp bột phủ, và quá trình khử nước thông qua việc chiên có thể giúp bảo quản mì thời gian dài..cuối cùng ông đã tạo ra loại mì ăn liền đầu tiên.

   Mì ăn liền sau đó đã được đa dạng hóa với các hương vị như mì laksa, mì gà sốt kem, mì tương đen, mì ly (cup noodles)…nhưng mì gà nguyên bản vẫn được sản xuất cho đến tận ngày nay.

    III. TỔNG QUAN VỀ MÌ ĂN LIỀN

    1. THÀNH PHẦN CẤU TẠO

   Một sản phẩm mì ăn liền hoàn chỉnh thường có 2 thành phần chính là: vắt mì và các gói gia vị kèm theo. Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, hương vị mà các gói gia vị đi kèm có thể bao gồm một hay các loại gói gia vị: gói súp, gói dầu gia vị, gói rau sấy.

  Riêng một số dòng sản phẩm cao cấp (giá cao) thường có thêm gói thịt hầm đi kèm hoặc các nguyên liệu sấy như tôm, trứng, thịt gà, thịt heo v.v

    2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

   Trong một gói mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng như sau:

        ● Năng lượng: 300-350Kcal

         ● Chất bột đường: 40-50g

         ● Chất béo: 10-13g

         ● Chất đạm: khoảng 6,9g

         ● Chất béo: 10-13g

         ●   Chất xơ: 0,9 g

         ●   Natri: 0,861 g 

●   Chất xơ: 0,9 g

         ●   Natri: 0,861 g

          ●  Thiamine : 43% lượng ăn cần cho một ngày

          ●  Folate: 12% lượng ăn cần cho một ngày

         ●  Mangan: 11% lượng ăn cần cho một ngày

         ●  Sắt: 10% lượng ăn cần cho một ngày

         ● Niacin: 9% lượng ăn cần cho một ngày

         ●    Riboflavin: 7% lượng ăn cần cho một ngày

     3. CÁC LOẠI MÌ ĂN LIỀN KINH ĐIỂN

   • Về cách sử dụng: có thể phân loại theo loại bao bì đựng sản phẩm (gói/ ly/ tô/ khay)
   • Về phương thức sản xuất: có hai loại mì ăn liền phổ biến là “mì chiên” và “mì không chiên”.

   Cả hai loại – mì không chiên và mì chiên đều đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo CODEX STAN 249-2006 và TCVN 7879:2008. Người tiêu dùng có thể lựa chọn sử dụng tùy thuộc vào sở thích về sợi mì, hương vị hay cách chế biến.

   4. CÁC PHIÊN BẢN MÌ ĂN LIỀN KẾT HỢP

  Nhờ đa dạng hương vị, mì ăn liền dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra vô số những món ngon phong phú.như:

       ● Mì xào rau củ

       ● Mì lòng gà

       ● Mì chiên xúc xích

      

● Mì bò

            ● Mì trứng

● Mì thập cẩm

          ● Mì tôm chua cay

● Mì khô vắt chanh

             v,v…………….

   4. CÁC NƯỚC ĂN NHIỀU MÌ ĂN LIỀN

 Theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới WINA (world instant noodles association), ước tính năm 2023 khoảng 120,21 tỷ đơn vị mì ăn liền được tiêu thụ trên toàn cầu, và 5 nước sử dụng nhiều mì ăn liền nhiều như sau

     IV. NHỮNG TIỆN ÍCH

    1. Thức ăn nhanh tiện lợi

   Chỉ cần 5-10 phút để chế biến là sẽ có được tô mì ăn liền thơm ngon, nóng hổi. Đặc biệt, với các loại mì ly, thì tô, thì còn “nhanh” và “gọn” hơn.

   2. Giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn

  Giá thành một gói mì tôm trung bình từ 3 -10 ngàn đồng tùy loại, một mức giá hợp lý cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Bên cạnh đó, mì tôm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    3. Bảo quản được lâu

   Mì ăn liền thuộc nhóm thực phẩm có hạn sử dụng lên đến cả nửa năm nên thuận lợi cho việc dự trữ, bảo quản. 

     4. Dễ dàng biến tấu, phối hợp

    Mì ăn liền là nhóm thực phẩm cực kỳ dễ phối hợp, rất thuận tiện kết hợp với các nguyên liệu có sẵn khác để tạo thành món ăn ngon. Chỉ cần mở tủ lạnh, sáng tạo một chút, bạn có thể cho ra đời hàng chục món mì đa dạng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.

    5. Dễ dàng vận chuyển, phân phối

    Mì ăn liền là thực phẩm quen thuộc trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện. Những đợt cứu trợ thiên tai, lũ lụt, những chặng đường thiện nguyện đến vùng sâu vùng xa, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh…, những thùng mì tôm luôn “góp mặt” đến từng vùng tâm bão, tâm dịch.

  V. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM 

    ● Hàm lượng vitamin thường không đầy đủ

    ● Hàm lượng chất khoáng không cân đối

    ● Hàm lượng chất xơ cũng thấp

    ● Chứa các chất béo công nghiệp, trans-fats,  trong quá trình chế biến với bơ thực vật 

   VI. NHỮNG NGHI OAN, HIỂU LẦM

    1. Phụ gia, chất bảo quản

   Nhắc tới mì ăn liền nhiều người sẽ lo rằng thực phẩm này chứa phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe.

    2. Gây “nóng” trong người

   Rất nhiều người tin rằng ăn mì tôm nhiều sẽ nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây nóng. Xét một cách toàn diện, nóng trong người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn mất cân bằng, sinh hoạt thiếu điều độ, đến việc sử dụng thuốc hay các yếu tố về bệnh lý. 

    3. Béo phì

   Vì thành phần tinh bột khoảng 40-50g/đơn vị mì và chất béo khoảng 10-13g/đơn vị mì, nên nhiều người võ đoán rằng mì tôm có thể gây thừa cân, béo phì, trong khi lượng tinh bột, chất béo trong một gói mì không hề dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Trung bình, một gói mì chỉ cung cấp lượng tinh bột tương đương 1 chén cơm trắng; trong khi một người có thể ăn 1-2 chén cơm (khoảng 60-80g tinh bột) cho mỗi bữa ăn. Tương tự, chúng ta có thể ăn 20g chất béo cho mỗi bữa mà không sợ tăng cân.

    4. Ung thư

   Không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy mì ăn liền có liên quan đến căn bệnh ung thư.

    5. Khó tiêu

   Theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, không có liên quan tới khó tiêu của mì ăn liền.

    VII. ĐÔI LỜI BÀN LUẬN

   Mì ăn liền là món ăn được dân chúng nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, ở Nhật Bản, quốc gia khai sinh ra mì ăn liền, nước rất “nghiêm túc” về ẩm thực, dinh dưỡng, có cả một nhà bảo tàng để trưng bày mì ăn liền Momofuku Ando Instant Ramen Museum, tại thành phố Ikeda. Và nếu mì ăn liền có hại cho sức khỏe, món ăn này không thể trở thành một biểu tượng văn hóa của nước Nhật, cũng không thể xuất hiện trên nhiều kênh sóng truyền hình, vào các bộ phim nhiều như đã thấy ! 

  Mì ăn liền là thức ăn nhanh chế biến sẵn còn có vài nhược điểm như: hàm lượng vitamin không đầy đủ, hàm lượng chất khoáng không cân đối, lượng chất xơ cũng thấp, có thể chứa các chất béo công nghiệp, trans-fats, nên chúng ta cần lưu ý các giải pháp khắc phục như              

   Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị: (1) Chủ động thêm chất đạm từ các loại đậu, nấm (đạm thực vật), hoặc tôm, mực, cá, thịt heo, thịt gà, thịt bò, trứng… (đạm động vật), vừa đủ như một bữa ăn thông thường; (2) Thêm vào món mì ăn liền các loại rau củ như cải thìa, giá đỗ, cà chua, rau sống… để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho món ăn; và (3) Chọn lựa một số sản phẩm mì ăn liền đã được nhà sản xuất bổ sung thêm mè (vừng), rong biển, các loại rau củ, thịt, trứng… Hàm lượng bổ sung này tuy không nhiều nhưng đa dạng thực phẩm, tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn và thêm phần ngon miệng.

   Theo nguyên lý dinh dưỡng, ô vuông thức ăn, một người bình thường có nhu cầu năng lượng hằng ngày từ 1.800- 2.500 kcal, tùy vào giới tính, hoạt động (nam giới thường có nhu cầu năng lượng cao hơn nữ giới, người vận động nhiều có nhu cầu năng lượng cao hơn người làm việc văn phòng…). Năng lượng này tạo ra chủ yếu từ nhóm thực phẩm chứa chất bột đường (55-65%), chất béo (25-35%), chất đạm (5-15%), chất khoáng, vitamin, chất sinh học… yếu tố vi lượng

    Với thành phần dinh dưỡng nêu trên, một gói mì ăn liền trung bình chỉ cung cấp gần tương đương một bữa ăn nhẹ bình thường, không hề dư thừa để làm tăng cân. Ngay cả chất béo thấm trong vắt mì và gói dầu gia vị chỉ cung cấp khoảng 30-34% tổng số năng lượng của gói mì, tương đương 17-19% nhu cầu chất béo hàng ngày cho một người có nhu cầu năng lượng là 2.000 kcal.

  Theo tôi, có 3 điều cần lưu ý:

   (1) Trong cuộc sống không có món ăn nào là “tuyệt đối”, đầy đủ và bổ dưỡng cả. Do đó cần phải ăn nhiều món và thay đỏi hàng ngày để được “ngon, bổ , khỏe”

   (2) Ăn quá nhiều hay thiếu ăn đều có hại như nhau: Ăn nhiều sẽ bội thực, thừa  cân béo phì…Thiếu ăn sẽ đói, sụt cân, suy dưỡng, nhiễm bệnh… 

    (3) Bộ TTTT, Cục ATTP Bộ Y tế, cần có biện pháp kiểm soát để không lọt các thông tin không chuẩn, thậm chí sai trái ra cộng đồng 

  VIII. THAM KHẢO

[1] Mì ăn liền

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%AC_%C4%83n_li%E1%BB%81n

[2] 25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên

25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên

[3] Kiến thức về mì ăn liền

Kiến thức về mì ăn liền

[4] Người Việt tiêu thụ hơn 8 tỷ gói mỳ ăn liền mỗi năm, xếp hạng 4 thế giới

https://hoahoctro.tienphong.vn/nguoi-viet-tieu-thu-hon-8-ty-goi-my-an-lien-moi-nam-xep-hang-may-tren-the-gioi-post1641116.tpo

[5] Lợi ích và tác hại khi sử dụng nhiều mì tôm

https://vietnamnet.vn/loi-ich-va-tac-hai-khi-su-dung-nhieu-mi-tom-767651.html

[6] Mắc ‘cả tỉ bệnh khủng khiếp’ này khi ăn nhiều mỳ tôm

https://tienphong.vn/khong-the-ngo-mac-ca-ti-benh-khung-khiep-nay-khi-an-nhieu-my-tom-post1568241.tpo

[7] 8 tác hại của mì ăn liền, nếu biết rõ sẽ không dám ăn 

https://mucwomen.com/mi-an-lien.html

[8] Mì ăn liền và những tác hại khi ăn nhiều

https://khoahocdoisong.vn/mi-an-lien-va-nhung-tac-hai-khi-an-nhieu-post214222.html

[9] Mì ăn liền có chứa nhiều Trans fat, dễ gây ra các bệnh tim mạch hay không?

https://acecookvietnam.vn/faq/mi-an-lien-co-chua-nhieu-trans-fat-de-gay-ra-cac-benh-tim-mach-hay-khong/

[10] Mì ăn liền có gây ung thư?

Mì ăn liền có gây ung thư?

[11] Mì ăn liền có hại cho sức khỏe không? 5 Câu hỏi được chuyên gia giải đáp

https://suckhoedoisong.vn/mi-an-lien-co-hai-cho-suc-khoe-khong-5-cau-hoi-duoc-chuyen-gia-giai-dap-169194104.htm

     TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM