Trang chủ » ẨM THỰC » CƠ THỂ KIỂM SOÁT LƯỢNG THỨC ĂN VÀ CÂN NẶNG NHƯ THẾ NÀO ?

CƠ THỂ KIỂM SOÁT LƯỢNG THỨC ĂN VÀ CÂN NẶNG NHƯ THẾ NÀO ?

   I. LỜI MỞ

  Con người và hầu hết động vật đều có thể duy trì trọng lượng cơ thể ổn định: Trời lạnh, ăn nhiều hơn khi trời nóng; Trẻ em duy trì sự cân bằng năng lượng với lượng thức ăn rất khác nhau.
  Có được những điều này là do cơ thể có một hệ thống phức tạp điều chỉnh cân bằng năng lượng và trọng lượng cơ thể.

  Hệ thống đó là gì ? Hoạt động ra sao ?

   II. TRUNG TÂM THÈM VÀ CHÁN ĂN 

  Vùng dưới đồi kiểm soát lượng thức ăn qua 2 trung tâm:

   1. Trung tâm đói, thèm ăn (hunger, feeding center) nằm ở vùng dưới đồi bên, khi bị tôn thương hay ức chế sẽ gây chán ăn và sụt cân.

             

   2. Trung tâm no, chán ăn (satiaty center) nằm ở vùng dưới đồi bụng giữa, khi bị tổn thương hay ức chế sẽ khiên ăn quá nhiều và trở nên thừa cân, béo phì

  Hai trung tâm dưới đồi này nhận

  (1) Các tín hiệu thần kinh từ đường tiêu hóa về việc đầy dạ dày, và các tín hiệu hóa học từ các chất dinh dưỡng trong máu như glucose, axit amin và axit béo biểu thị cảm giác đói-no, và

  (2) Các tín hiệu từ hormone đường tiêu hóa, tín hiệu từ hormone từ mô mỡ tiết ra và các tín hiệu từ vỏ não (thị giác, khứu giác và vị giác) ảnh hưởng đến hành vi ăn uống.

             

     Vòng feedback điều hoà lượng thức ăn theo nồng độ của glucose trong máu

     III. GENE BÉO PHÌ FTO (fat mass and obesity-associated gene)

  Các chuyên gia Học viện công nghệ Massachusetts và Đại học Havard (Mỹ) chỉ ra rằng, gene FTO gây béo phì thông qua việc tác động lên gene IRX3 và IRX5 là hai gene kiểm soát tiêu hao năng lượng: IRX3 và IRX5 có nhiệm vụ xác định mỡ trắng (mỡ tích trữ năng lượng,“mỡ xấu”) và mỡ nâu (đốt cháy năng lượng,“mỡ tốt”). Khi IRX3 và IRX5 bị tác động, chúng rối loạn việc phân định “mỡ tốt, mỡ xấu” cuối cùng khiến năng lượng từ thức ăn sẽ dư thừa và dự trũ lại dưới dạng mỡ.

Hiện nay, với công nghệ chỉnh sửa gene có tên CRISPR/Cas9, các nhà khoa học hy vọng xử lý được gene FTO đột biến này.

     IV. RỐI LOẠN GÂY ĂN NHIỀU

   Có hai rối loạn ăn uông hiếm gây thừa cân béo phì

   1.Tình trạng kháng leptin (leptin resistance)

Các tế bào mỡ sinh tổng hợp hormone leptin. Đây là chất dân truyền tín hiệu về trung khu “no-đói” ở vùng dưới đồi.

Ở một vài người béo phì, mô mỡ lớn leptin nhiều, nhưng trung khu ở não bộ lại không nhận biết vì tình trạng kháng leptin, và nhầm tưởng rằng cơ thể đang đói, và vẫn”cho phép” ăn thêm dù đã dự trữ quá nhiều năng lượng…

    2. Chứng cuồng ăn (hyperphagia)

  Với ba đặc trưng Cơn đói dữ dội; Tăng thèm ăn; Ăn quá mức

  Bản thân chứng cuồng ăn không là một căn bệnh hay chứng rối loạn ăn uống.Tuy nhiên, cuồng ăn thường chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc rối loạn tâm thần kinh.

   V. THAM KHẢO 

[1] Neural Centers Regulate Food Intake

https://www.brainkart.com/article/Neural-Centers-Regulate-Food-Intake_19917/

[2] Control of Food Intake and Body Weight

http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/digestion/pregastric/foodintake.html

[3] Hunger and satiety

https://www.osmosis.org/learn/Hunger_and_satiety

[4] Central Control of Feeding Behavior

https://nba.uth.tmc.edu/neuroscience/m/s4/chapter04.html

[5]The Brain’s Hunger/Satiety Pathways and Obesity

[6] FTO gene

https://en.wikipedia.org/wiki/FTO_gene

[7] The genetics of obesity: FTO leads the way

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2906751/

[8] Fat Mass and Obesity-Associated Gene (FTO)

https://www.news-medical.net/health/Fat-Mass-and-Obesity-Associated-Gene-(FTO).aspx

[9] What is hyperphagia?

https://withinhealth.com/learn/articles/hyperphagia

[10] Models for environmentally induced eating disorders: dietary hyperphagia and anorexia nervosa

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21965072/

[11] Leptin và kháng Leptin

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/leptin-va-khang-leptin-nhung-dieu-can-biet/

        TS.BS Trần Bá Thoại

BCH Hội NỘI TIẾT VỆT NAM