Cá đục, cá bống đục, cá bống biển, là họ hàng nhà cá bống sống ở vùng nước mặn ngoài biển. Cá đục thân thon dài, có màu xà cừ nên còn được gọi là cá đục bạc, kích thước trung bình từ 10 đến 15cm, thường sinh sống gần bờ. Cá đục sống rộng rãi ở vùng biển của các nước, ở Việt Nam cá đục tập trung chủ yếu ở vùng biển miền Trung.
Cá đục được đánh bắt quanh năm, phần thịt cá khá ngon và đậm đà mùi vị mà lại ít xương, nên rất quen thuộc, được nhiều người ưa thích, và không khó để thấy các món cá này trên mâm cơm hàng ngày.
Tuy kích thước nhỏ, nhưng cá đục lại có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhiều khoáng chất và các vitamin A. B6, B12, C, D, E, sắt, magie, natri, kali, kẽm, niacin, folate, thiamin, riboflavin,… và là nguồn cung cấp axit béo omega 3 có lợi cho sức khỏe chung, hệ tim mạch và não bộ.
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng của 100g cá đục gồm: 131 calo, 20.35g protein, 4.84g chất béo, 0 chất xơ, 0 đường, 147 canxi, 60mg cholesterol, 1.28g axit béo bão hoà, 1.18g axit béo không bão hoà đơn, 1.64g axit béo không bão hoà đôi,...
Theo các nhà dinh dưỡng, cá đục có nhiều lợi ích sức khỏe như: (1) Tăng cường sức khỏe chung, (2) Bảo vệ sức khỏe tim mạch, (3) Bổ máu, tăng cường sản xuất hồng cầu, (4) Bảo vệ sức khỏe mắt, (5) Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chức năng gan, (6) Tốt cho xương khớp, (7) Tốt cho da, lông, tóc, móng, (8) Tốt cho phụ nữ mang thai….
Từ những con cá đục thịt trắng mềm, không xương hom, các đầu bếp có thể chế biến ra những món ngon, đa dạng về hương vị cũng như hình thức nấu nướng từ kho, chiên, nướng, nấu canh…. Trong đó, các món quen thuộc, hay được thực khách chọn để ăn hay làm mồi nhậu như gỏi cá đục, cá đục kho tiêu, cá đục chiên giòn, cá đục nấu chua….
Gỏi cá đục
Cá đục kho tiêu
Cá đục chiên giòn
https://www.facebook.com/watch/?v=768890163453148
Cá đục nấu canh chua
Trần Bá Thoại