Theo dinh dưỡng học, người bình thường hay bệnh nhân đái tháo đường cũng cần có rau, củ, quả, 1 trong 4 thành phần cơ cấu của khẩu phần ăn.
Carbohydrate trong các trái cây ngọt là những đường ngọt, sugary carbohydrate, như glucose và sucrose, sẽ tiêu hóa và hấp thu nhanh và làm tăng glucose máu, nên thường được thầy thuốc, nhà dinh dưỡng khuyên người đái tháo đường hạn chế hay không nên dùng.
Thật ra, bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể ăn trái cây, nếu theo đúng ba mẹo cách sau:
1. CHỌN CÁC TRÁI CÂY KHÔNG NGỌT
Carbohydrate trong các trái cây không ngọt thường là tinh bột, đường bột (starchy carbohydrate) không làm glucose máu tăng nhanh.
2. CHỌN TRÁI CÂY CÓ CHỈ SỐ ĐƯỚNG HUYẾT THẤP
Chỉ số đường huyết, glycemic index, GI, là thước đo khả năng làm tăng đường huyết của chất bột, đường (carbohydrate) trong thực phẩm so với glucose.
Có 3 nhóm GI:: cao ( GI≥70), trung bình (GI 56-69), và thấp (GI≤55) so với glucose tinh khiết (GI = 100)
Để dễ nhận biết GI hơn, các nhà dinh dưỡng “sơn màu” thực phẩm: Cao ĐỎ, Trung bình VÀNG; và Thấp XANH.
3. CHỌN TRÁI CÂY CÓ TẢI LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT THẤP
Tải lượng đường huyết (glycemic load, GL) là số lượng chất lượng bột đường (carbohydrate) trong một khẩu phần, bữa ăn hay thực đơn thực phẩm (serving, meal, diet).
Biết được tốc độ làm tăng glucose máu (GI) và lượng glucose có trong khẩu phần ăn (GL) chúng ta có thể chọn ăn trái cây sau: 1 quả bơ, 1 quả táo (bom), 5-7 quả chôm chôm hay nhãn, uống 1 ly nước dừa (coconut water)…
Với những trái cây có GI cao như dưa hấu có chỉ số đường huyết GI 80, thì ăn lượng ít lại ví dụ 200 gam(1 khẩu phần) có tải lượng đường huyết GL chỉ là 5.