Trang chủ » BÀN LUẬN » ÁNH SÁNG XANH TỪ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ ÍT GÂY RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHƯ CÁC THÔNG TIN TRƯỚC ĐÂY !

ÁNH SÁNG XANH TỪ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ ÍT GÂY RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHƯ CÁC THÔNG TIN TRƯỚC ĐÂY !

    I. LỜI MỞ

    Trước nay, ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng và laptop, máy tính… được cho là gây rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của con người, hại mắt, ảnh hưởng sức khỏe. Kết quả là, một ngành công nghiệp ra đời xoay quanh vấn đề “vệ sinh màn hình, bảo vệ mắt và giấc ngủ”.

   Nhưng một nghiên cứu nghiêm túc mới được công bố vào tháng trước trên các tạp chí khoa học như Nature, Sleep Health  cho thấy, loại ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này hầu như không gây rối loạn giấc ngủ như các nhận đinh trước đây.

   II. TỔNG QUAN VỀ ÁNH SÁNG XANH

   1. ÁNH SÁNG XANH LÀ GÌ ?

  Quang phổ của ánh sáng thấy được gồm nhiều tia sáng với nhiều bước sóng khác nhau, “bảy sắc cầu vồng” xuống từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trong quang phổ nhìn thấy, ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất, và ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn thấy được, có bước sóng ờng trong khoảng từ 380 đến 500nm..

  Vì vậy, khoảng một phần ba tất cả ánh sáng khả kiến, ánh sáng nhìn thấy được, là có năng lượng cao (high-energy vísion light) có màu “xanh hoặc lam”.

    2. LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA ÁNH SÁNG XANH

    Nhiều nghiên cứu chỉ cho thấy, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng là điều cần thiết để có được sức khỏe tốt:

    * Ánh sáng xanh rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học – sự thức giấc tự nhiên và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì nhịp sinh học khỏe mạnh. sáng xanh ảnh hưởng đến các nhịp sinh học, nhịp tim….

    * Ánh sáng xanh giúp tăng cường sự tỉnh táo, giúp trí nhớ và chức năng nhận thức và nâng cao tâm trạng.

   * Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia sáng xanh giàu năng lượng (high-energy visible light HEV)  để điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (seasonal affective disorder SAD), một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi theo mùa, với các triệu chứng thường bắt đầu vào mùa thu và tiếp tục qua mùa đông.

     3. ÁNH SÁNG XANH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO LÊN GIẤC NGỦ ?

   Mắt người chuyển đổi ánh sáng thành xung điện thông qua một loạt tế bào hình nón, hình que và các “tế bào hạch võng mạc nhạy cảm với ánh sáng” (intrinsically photosensitive retinal ganglion cells ipRGCs). Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị như điện thoại thông minh và máy tính bảng, là một dạng ánh sáng có bước sóng ngắn và được chuyển đổi thành màu xanh lam bởi các tế bào hình nón phản ứng với ánh sáng chói; tế bào hình que chỉ hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu và không phân biệt được màu sắc.

   Các ipRGC trong mắt nhận tín hiệu cường độ ánh sáng thay vì màu sắc và chúng cũng kiểm soát nhịp sinh học đều đặn. Sắc tố ánh sáng (quang sắc tố) melanopsin, được phô bày bởi ipRGC, giúp điều chỉnh sự ức chế melatonin vào ban đêm. Các tế bào hình nón gửi thông tin tới ipRGCS, điều này cho thấy màu sắc của ánh sáng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học đều đặn này và khả năng chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ của một người.

    III, CÁC NGHIÊN CỨU ÁNH SÁNG XANH

   1. Các nghiên cứ những năm 2010 kết luận, ánh sáng xanh từ cấc thiết bị điện tử vào ban đêm gây ra giấc ngủ kém vì chúng làm chậm nhịp sinh học. Vì thế, Tiến sĩ tâm lý Shelby Freedman Harris, Giám đốc Chương trình Thuốc ngủ hành vi tại Trung tâm Y tế Montefiore (Mỹ) khuyên, cần tìm ra cách điều chỉnh cho phù hợp với từng người.

    2. Một nghiên cứu năm 2019 tiếp tục khẳng định, “tiếp xúc với ánh sáng không đúng lúc” – cụ thể là ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị chúng ta sử dụng suốt cả ngày – có thể gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe.  Nhưng tiến sĩ Alexander Solomon, bác sĩ nhãn khoa thần kinh phẫu thuật tại Viện khoa học thần kinh Thái Bình Dương tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica cho biết, quá trình mà bộ não của chúng ta sử dụng để điều chỉnh nhịp sinh học bên trong khá phức tạp.    Solomon phân tích: “Có một ‘đồng hồ’ chính được thiết lập bởi các tế bào melanopsin này (một lần nữa, chúng vẫn nhạy cảm nhất với ánh sáng xanh) nhưng các hoạt động khác như thời gian ăn và tập thể dục cũng có thể phản hồi lại đồng hồ chính đó. “Tôi nghĩ nếu một người gặp khó khăn khi thường xuyên ngủ và thức dậy vào thời gian cố định cần thiết cho lối sống của họ, thì có thể là sử dụng kính chặn ánh sáng xanh hoặc cài đặt màn hình/điện thoại tương tự, nhưng cũng là để giảm mức độ tiếp xúc tổng thể với ánh sáng mạnh”.

   3. Một số nhà nghiên cứu nhận định, độ nhạy cảm với ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số khác nhau theo mỗi người: Với một vài người, việc sử dụng màn hình thậm chí có thể hỗ trợ giấc ngủ, trong khi ở những người khác, chỉ cần đọc một cuốn sách cũng đủ khiến họ khó ngủ.

    4.. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây dường như phản bác những kết luận trước đây. Các chuyên gia đã điều tra việc sử dụng điện thoại ở thanh niên trước khi đi ngủ. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm:

     Nhóm 1: Sử dụng điện thoại có màn hình ít ánh sáng xanh hơn trước khi đi ngủ.

     Nhóm 2: Sử dụng điện thoại màn hình bình thường trước khi đi ngủ.

    Nhóm 3: Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.

     Kết quả cho thấy ở cả 3 nhóm, không có sự khác biệt đáng kể trong chất lượng giấc ngủ.

     5. Đánh giá của 11 nghiên cứu chuyên sâu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine Reviews mới đây cho thấy, không có bằng chứng rằng ánh sáng màn hình smartphone có tác động đến giấc ngủ. GS Stuart Peirson, Trưởng Khoa thần kinh Đại học Oxford thêm rằng, các nguồn sáng phát ra từ màn hình smartphone, bóng đèn LED hay mặt trời đều tác động trực tiếp việc ức chế melatonin. Tuy nhiên, so với bóng đèn LED nguồn sáng từ màn hình điện thoại khá yếu nên khó có thể tác động đến giấc ngủ.

   6. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, tiếp xúc với ánh sáng xanh cường độ cao trong thời gian dài làm tổn thương tế bào võng mạc mắt. Nhưng, PGS Phillip Yuhas, Trường Optometry, Đại học Ohio, Mỹ cho biết: “Mắt người khác với mắt của chuột. Chúng ta có những cơ chế bảo vệ mắt bẩm sinh, chẳng hạn như các sắc tố ở hoàng điểm và bản thân thủy tinh thể đã có thể chặn ánh sáng xanh. Những cấu trúc này hấp thụ ánh sáng xanh trước khi nó đến được võng mạc mỏng manh của chúng ta”; “Vào một buổi chiều đầy nắng, ánh sáng mặt trời có cường độ gấp gần 100.000 lần so với màn hình máy tính của chúng ta”.

    III. ĐÔI LỜI BÀN LUẬN

    Thực tế trước đây cho thấy, dù ai cũng biết có rất nhiều lời khuyên tránh lướt điện thoại trước khi vào giường để có giấc ngủ ngon, nhưng nhiều người trong chúng ta không muốn, thậm chí không thể từ bỏ thói quen này.

   Các nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, trong các loại ánh sáng xanh, vàng và trắng hay sử dụng, không có bằng chứng nào cho thấy màu xanh gây hại hơn các dạng ánh sáng khác; và ánh sáng xanh như từ màn hình thiết bị điện tử hầu như không gây khó ngủ như suy nghĩ trước đây.

  Dù các nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đặc biệt từ smartphone không ảnh hưởng nhiều lên giấc ngủ và sức khỏe chung. Tuy nhiên, kết luận này không đồng nghĩa với việc sử dụng “vô tội vạ”  trước khi ngủ. 

   Nhiều chuyên gia thần kinh, giấc ngủ khuyến nghị các điểm sau:

    Một 1. Đặt và duy trì đồng hồ “báo ngủ” nhất định.

    Hai 2. Tắt thông báo trên điện thoại

    Ba 3. Xem các nội dung nhẹ nhàng, thoải mái trước khi ngủ. 

    Các nội dung, phim ảnh, tin nhắn, email…căng thẳng có thể gây  khó ngủ và giấc ngủ không tròn. Đặc biệt, trẻ em thường nhạy cảm hơn nên có thể bị tác động tới giấc ngủ.

     Bốn 4. Tận dụng lợi ích của ánh nắng mặt trời.

   Tóm lai, ánh sáng trắng cũng có hai mặt “lợi ích và nguy cơ”. Hiểu biết và áp dụng hợp lý là nhiệm vụ và quyền lợi của chúng ta. 

  IV. THAM KHẢO

[1] Will Blue Light From Your Phone Disrupt Your Sleep? What We Know

https://www.healthline.com/health-news/will-blue-light-from-your-phone-disrupt-your-sleep-what-we-know

[2] Giải oan cho thói quen lướt điện thoại trước khi ngủ

https://thanhnien.vn/khoa-hoc-giai-oan-cho-thoi-quen-luot-dien-thoai-truoc-khi-ngu-185240706164724972.htm

[3] Bạn có nên lo lắng về ánh sáng xanh?

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ban-co-nen-lo-lang-ve-anh-sang-xanh/

[4] Giải oan cho ánh sáng xanh: Nó có khiến bạn mỏi mắt, mất ngủ hay tổn thương võng mạc không?

https://cafef.vn/giai-oan-cho-anh-sang-xanh-no-co-khien-ban-moi-mat-mat-ngu-hay-ton-thuong-vong-mac-khong-20201220171047295.chn

[4] ‘Giải oan’ cho ánh sáng xanh trên smartphone

https://quantrimang.com/lang-cong-nghe/anh-sang-xanh-tren-smartphone-203482

[5] Ánh sáng xanh có tác hại không ?

https://www.facebook.com/VOATiengViet/videos/1026005058605691

        TS.BS Trần Bá Thoại

    Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM