Xôi ngũ sắc là món ăn nổi tiếng của dân tộc Tày, nay đã trở thành đặc sản của Hà Giang. Ngày trước, món xôi này thường được nấu trong các dịp đặc biệt như Tết, lễ hội, tiếp khách, nay trở thành món ăn đặc sản cho du khách khi đến vùng cao này.
Với nguyên liệu chính rất bình thường là gạo nếp, qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ vùng cao, món xôi bình thường đã trở nên đẹp mắt hơn nhờ có nhiều màu sắc. Gọi là xôi ngũ sắc bởi món ăn này được tạo nên bởi 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cũng có lý giải hay ho rằng: Màu đỏ thể hiện khát vọng vươn lên, Màu xanh mong đất đai tươi tốt, mưa thuận gió hòa để người dân có thể trồng trọt, chăn nuôi. Màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, Màu tím trượng trưng cho đất đai trù phú, và Màu trắng thể hiện cho sự chung thủy trong tình yêu.
Điểm độc đáo của xôi ngũ sắc là các màu nhuôm xôi đều từ các thực vật: Màu đỏ : sử dụng gấc hoặc lá cơm đỏ (lá cẩm); Màu xanh: sử dụng lá gừng, lá cơm xôi xanh, vỏ măng, lá cây ba soi; Màu vàng: dùng nghê giã lấy nước; Màu tím: dùng lá cơm đen hoặc lá cây sau sau; và Màu trắng: màu gốc của gạo nếp.
Cách chế biến món xôi ngũ sắc Hà Giang cũng đơn giản:
* Gạo nếp thường chọn là loại nếp cái hoa vàng để đảm bảo độ dẻo, thơm cho món xôi. Nếp được vo sach, đem ngâm nước từ 4-6 tiếng để nở đều, giúp hạt xôi có độ dẻo và nở vừa phải.
* Chia gạo nếp thành 5 phần để nhuộm màu, mỗi màu sẽ đồ trong một nồi riêng. Vì mỗi loại màu sẽ có thời gian ngấm khác nhau nên người nếu cần phải căn được thời gian, màu nào dễ ngấm và màu nào dễ pha để đồ xôi hợp lý.
Trần Bá Thoại