Trang chủ » BÀN LUẬN » VIÊM GIÁP HASHIMOTO: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

VIÊM GIÁP HASHIMOTO: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

   I. LỜI MỞ

   Viêm giáp Hashimoto là một bệnh tự miễn mãn tính của tuyến giáp với tần suất mắc bệnh trong cộng đồng là năm phần trăm, và hậu quả cuối cùng là suy giáp. Bệnh hay gặp ở nữ giới trung niên, với tỷ lệ cao gấp 10 lần nam giới.

       II. ĐỊNH DANH

    Viêm giáp Hashimoto, bệnh Hashimoto, viêm giáp tự miễn Hashimoto, viêm giáp tế bào lympho, là một bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những tự kháng thể (auto-antibody) tấn công vào các tế bào của tuyến giáp, dẫn đến tình trạng viêm và suy giảm chức năng của tuyến giáp. Hậu quả cuối cùng là tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra tình trạng suy giáp.

   Bệnh được đặt theo tên của Tiến sĩ Hakaru Hashimoto, người đã phát hiện ra nó vào năm 1912.

   III. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

  Phần lớn người viêm giáp Hashimoto không có bất kỳ triệu chứng nào lúc đầu.

  Bệnh tiến triển chậm đôi khi có tuyến giáp lớn hơn, bướu cổ, là dấu hiệu đầu tiên phổ biến. Bướu cổ  không đau, chỉ gây cảm giác đầy ở cổ dưới. 

   Khi bệnh Hashimoto dẫn đến suy giáp, có thể gây ra các triệu chứng như:

        Mệt mỏi (mệt mỏi), lờ đờ và ngủ nhiều.

       Tăng cân nhẹ.

       Táo bón.

       Da khô. Lạnh.Tóc khô, giòn; tóc mọc chậm; hoặc rụng tóc.

       Nhịp tim chậm hơn bình thường.

       Cứng khớp và đau cơ.

      Tâm trạng chán nản hoặc buồn bã.

       Suy giảm trí nhớ hoặc khó tập trung.

       Kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều.

       Giảm ham muốn tình dục.

        Vô sinh ở nữ hoặc vô sinh ở nam.

      IV, YẾU TỐ NGUY CƠ

     1. Tiền sử gia đình

     Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền chiếm khoảng 80% khả năng mắc bệnh Hashimoto.

     2. Giới tính

    Nữ có khả năng mắc bệnh Hashimoto cao gấp 10 lần nam.

      3. Tuổi tác

    Nguy cơ mắc bệnh các bệnh tuyến giáp tăng theo tuổi tác.

     4. Mắc bệnh tự miễn

  Nguy cơ bị bệnh Hashimoto cao hơn nếu có mắc các tình trạng tự miễn dịch khác như: Bệnh Addison, 
Bệnh celiac, Bệnh lupus, Thiếu máu ác tính, Viêm khớp dạng thấp, Hội chứng Sjögren, Đái tháo đường loại 1.

    V. XÁC ĐỊNH CHẨN ĐOÁN

     1. Xét nghiệm máu 

     * TSH

     Mức TSH cao thường có nghĩa là bị suy giáp. 

      * T3, T4

    Mức T3, T4 thấp cho thấy bị suy giáp.

    *  TPO, TRAb

   Là các kháng thể kháng giáp. Nếu một số tự kháng thể trong máu, thì thường chỉ ra bệnh Hashimoto là nguyên nhân gây suy giáp, trái ngược với nguyên nhân khác, chẳng hạn như thiếu iốt.

   2. Siêu âm tuyến giáp

    Trong một số trường hợp, cần siêu âm tuyến giáp để kiểm tra kích thước tuyến giáp và để đảm bảo không có các nhân, khối u, tuyến giáp.

  V. ĐIỀU TRỊ

 Không phải tất cả mọi người mắc bệnh Hashimoto đều bị suy giáp. Nếu bạn có mức kháng thể cao nhưng không bị suy giáp lâm sàng, bác sĩ sẽ theo dõi thêm, chưa bắt đầu điều trị.

  Nếu bệnh Hashimoto dẫn đến suy giáp, phương pháp điều trị được sử dụng là liệu pháp hormone that thế (hormone replacement therapy HRT) với levothyroxine, dạng tổng hợp của hormone T4. 

  VI. THAM KHẢO

[1] Hashimoto’s Disease

Hashimoto’s Thyroiditis

[2] Hashimoto’s Disease

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17665-hashimotos-disease

[3] Hashimoto’s Disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hashimotos-disease/symptoms-causes/syc-20351855

[4] Hashimoto’s Disease

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459262/

[5] Tìm hiểu bệnh viêm tuyến giáp tự miễn và cách điều trị

     TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM