Trang chủ » Chưa phân loại » TRANG CUỐI TUẦN

TRANG CUỐI TUẦN

Video clips

nghich-ly-thoi-dai pps

VÀI THÔNG TIN VỀ KÈN VUVUZELA

Kèn vuvuzela, còn gọi là kèn ruồi, vì phát ra tiếng kêu è è như một đàn ruồi khổng lồ đang bay. Vuvuzela là nhạc cụ đặc trưng của miền nam châu Phi. Nghe đâu ngày trước các bộ lạc da đen đã dùng tiếng kèn để xung trân và xua đuổi thú rừng.

Ngày trước Vuvuzela được làm từ cây gỗ, hiện nay được làm bằng nhựa cứng và có độ dài 80cm, kèn này có hai loại thẳng và cong, loại cong ít thông dụng. Hai doanh nhân người Đức là Frank Urbas và Gerd Kehrberg đã giành được quyền sản xuất, phân phối  đến 90% số kèn vuvuzela ở châu Âu. Nhưng nước sản xuất vuvuzela nhiều nhất là Trung Quốc, họ đã lên kế hoạch sản xuất từ năm 2001, trước World cup nhiều nhà máy sản xuất mỗi ngày cả vạn cái kèn và hiện nay vẫn còn chạy máy liên tục….

Theo thống kê của The Sun, cường độ âm thanh của vuvuzela so với một số âm thanh khác:

Vuvuzela: 144 decibel
Máy bay chở khách: 140 decibel
Buổi biểu diễn nhạc rock: 120 decibel
Tiếng còi xe ôtô: 110 decibel
Máy cắt cỏ: 90 decibel
Cuộc nói chuyện thông thường: 60 decibel
Tiếng thì thầm: 15 decibel.

Giới báo chí thể thao phê phán âm thanh của kèn Vuvuzela khiến họ không thể tập trung tác nghiệp, trong khi nhiều khán giả nước ngoài nói rằng họ không thể nghe được tiếng còi trọng tài điều khiển trận đấu.

Một số huấn luyện viên và cầu thủ cũng phản ứng với âm thanh “khó nghe” của kèn Vuvuzela.

Bác sĩ của đội tuyển Đức, Tim Mayer nói: “Đội bóng chúng tôi từng chinh chiến nhiều nơi, cũng quen với nhiều tiếng la hét, tiếng ồn, khua chiêng gõ nồi của các fan hâm mộ, nhưng tiếng kèn vuvuzela quả thật lợi hại. Theo nghiên cứu, nhiều tiếng kèn vuvuzela cộng hưởng sẽ có thể gây điếc. Hiện tại, cầu thủ chúng tôi đã có nhiều biểu hiện phản ứng không thích nghi với tiếng ồn của kèn. Nếu BTC World Cup Nam Phi không cấm các fan hâm mộ mang kèn vuvuzela vào sân thì các cầu thủ tuyển Đức chúng tôi cũng không loại trừ khả năng ra sân với 2 cục nhét tai, để bảo vệ sức khỏe, đồng thời tránh gây mất tập trung cho các cầu thủ”.

BBC nhận được 545 thư khiếu nại về âm thanh của kèn vuvuzela trong các chương trình tường thuật Cúp bóng đá thế giới – World Cup.

Tuy nhiên, Chủ tịch FIFA Sepp Blatter “phán quyết” rằng chiếc kèn này là một phần của văn hóa bóng đá châu Phi.

FIFA thông báo, họ sẽ không cấm CĐV mang kèn Vuvuzela vào sân, nhưng BTC sẽ yêu cầu các nhà sản xuất làm cho âm thanh của nó nghe “dễ chịu” hơn

MARADONAVUVUZELA

ĐÂY LÀ NGUỒN GỐC VUVUZELA

JABULANI

TRÁI BÓNG CỦA WORLD CUP 2010


Jabulani là quả bóng chính thức của World Cup 2010, bóng do Addidas (Đức) nghiên cứu.

Theo tiếng Zulu, Jabulani có nghĩa là “Hãy vui lên”, “ăn mừng chiến thắng”.

Jabulani có cấu tạo rất cầu kỳ và được chế tạo công phu

Đầu tiên để đảm bảo cho trái bóng có độ tròn và quỹ đạo bay chuẩn nhất, Adidas hãng được giao sản xuất phải tìm cách giảm thiểu số miếng ghép tạo thành bề mặt bóng. Tại World Cup 1970, trái bóng được tạo thành từ 32 miếng da trắng và đen. Đến World Cup 2006, số mảnh ghép này được giảm xuống chỉ còn 14. Tại Nam Phi lần này, mỗi trái bóng Jabulani chỉ còn được tạo thành từ 8 miếng ghép.

Trái bóng thường được khâu bằng chỉ, những trái bóng World Cup được hàn bằng nhiệt để loại trừ sự sai biệt khi khâu. Ngay cả việc tạo thành từng mảnh ghép này cũng được thực hiện công phu từng miếng một thay vì cắt những mảnh lớn sau đó uốn cong.

Bề mặt của Jabulani được kết cấu với những rãnh cong, theo công nghệ Grip’n’Groove đặc biệt của Addidas, nhằm cải tiến về khí động lực để trái bóng bay chuẩn hơn.

So với trái bóng tại World Cup 2006 vốn bị phàn nàn là bay quá nhanh và quỹ đạo khó lường, các thủ môn tại Nam Phi lần này hẳn sẽ vui hơn khi biết rằng trọng lượng khá nặng của quả bóng so với thế hệ trước cùng với bề mặt cấu tạo đặc biệt (gần tương tự trái bóng golf) sẽ giúp nó bay ổn đỉnh hơn và dễ khống chế hơn.

Trong quá trình sản xuất, trọng lượng của trái bóng được tính toán chính xác đến từng gam. Theo chuẩn của FIFA mỗi trái bóng phải có trọng lượng trong khoảng 420-445 gam. Jabulani có trọng lượng 440 gam với sai số là…+/- 0,2 gam.

Jabulani được trang trí với bốn hoa văn hình tam giác trên nền màu trắng. Mười một màu khác nhau được xử dụng với ngụ ý tượng trưng cho 11 cầu thủ trong mỗi đội bóng và cũng là 11 sắc tộc của Nam Phi.

Sau khi sản xuất, trái bóng phải trải qua những thử nghiệm nghiêm ngặt với 2000 lần va chạm vào bề mặt 1 tấm thép ở vận tốc 50 km/h, cùng với những thử nghiệm về độ thấm nước, tốc độ và quỹ đạo bay…

Các nhà khoa học sẽ dùng một robot có hình dạng như cẳng chân để thực hiện các pha sút bóng tương tự của cầu thủ với vận tốc 145 km/h. Các cú sút được thực hiện ở nhiều điểm khác nhau trên trái bóng. Cùng lúc đó một camera ghi chuyển động đặc biệt được dùng để kiểm tra quỹ đạo bay và độ biến dạng của bóng khi bị lực tác động…

Sau tất cả những công đoạn khắt khe trên, Jabulani vẫn phải đảm bảo độ tròn gần như tuyệt đối. Các máy đo đường kính sẽ đo trái bóng ở 16 điểm khác nhau. Theo chuẩn của FIFA đường kính được phép có sự sai lệch tối đa 1,5% nhưng với trái bóng này, sai số chỉ là 1% (chu vi 69,0 cm +/- 0,2).

Trong kiểm tra độ nẩy, trái bóng được thả từ độ cao 2m. Và sai số giữa lần nảy lên cao nhất và lần thấp nhất chỉ được chênh nhau 10cm. Với Jabulani, độ cao bật lên luôn trong khoảng 143 – 149 cm.

Cuối cùng là giá cả:  trái bóng “xịn” Jabulani là 150 USD (gần 3 triệu VNĐ).

Video clips

NHỮNG ẢNH DẸP PPS_