Trang chủ » Endocrinology & Metabolism » THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT LIÊN TỤC (continuous glucose monitoring CGM)

THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT LIÊN TỤC (continuous glucose monitoring CGM)

      I. LỜI MỞ

    Thiết bị theo dõi glucose liên tục (CGM) giúp kiểm soát đường máu liên tục không cần lấy máu tĩnh hoặc mao mạch.Một cảm biến đặt ngay dưới da sẽ đo lượng glucose khoảng kẻ suốt 24 giờ mỗ ngày. Máy phát sẽ gửi kết quả đến một thiết bị đeo được hoặc điện thoại di động để bệnh nhân có thể theo dõi những thay đổi về lượng glucose của mình theo thời gian thực. Học cách sử dụng CGM có mất thời gian, bù lại nó có thể giúp dễ dàng kiểm soát sức khỏe của bệnh nhân liên tục và dễ dàng hơn.

     II. TỔNG QUAN

    1. Theo dõi glucose liên tục (CGM) là gì?
    Theo dõi glucose liên tục (CGM) là công nghệ đeo (mang) theo dõi lượng glucose (đường) máu trong dịch kẽ ngay dưới da liên tục 24 giờ/ngày.

     Thiết bị CGM là công cụ chủ yếu dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Kiểm soát bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ với việc kiểm soát lượng đường máu. CGM cung cấp thông tin theo thời gian thực về cách lượng glucose của bệnh nhân thay đổi. 

   Có một số loại thiết bị CGM trên thị trường và công nghệ này đang phát triển nhanh chóng. Một số CGM kết nối với máy bơm insulin để hệ thống cung cấp insulin tự động. 

    2. Dịch kẽ là gì?
   Dịch kẽ là chất lỏng trong các khoảng không xung quanh tế bào. Nó đến từ các chất rò rỉ ra khỏi mao mạch máu. Một trong những chất này là glucose (đường).

   Cảm biến trong CGM nằm ngay dưới da,không ở trong mạch máu, đo lượng glucose trong dịch kẽ của bạn.

   Glucose đi vào máu trước rồi mới rò rỉ vào dịch kẽ sau Vì vậy, có độ trễ giữa mức đường huyết và mức đường dịch kẽ. Điều này có nghĩa là có thể có độ trễ vài phút trong kết quả đo đường huyết bằng cảm biến CGM so với kết quả đo đường huyết bằng cách chích ngón tay (thủ công).

    3. Máy CGM hoạt động như thế nào?

   Tất cả CGM đều có ba thành phần cơ bản:

    Cảm biến (Sensor): để đo lượng glucose dịch kẻ theo thời gian thực. Cảm biến được đặt dưới da và tùy hãng sản xuất cảm biến được lưu lại từ 7 đến 15 ngày, hay  nhiều tháng. .
    Máy phát (transmitter) : các CGM đều sử dụng máy phát sóng để gửi dữ liệu glucose từ cảm biến đến thiết bị xem mà không cần dây. Ở một số CGM, máy phát có thể tái sử dụng và gắn vào mỗi cảm biến mới, một số CGM khác, máy phát là một phần của cảm biến dùng một lần.
    Apps điện thoại,máy thu hoặc máy bơm insulin: hiển thị mức glucose theo thời gian thực và hiển thị biểu đồ về lịch sử mức glucose, cho biết mức glucose của bạn đang có xu hướng tăng hay giảm. Hầu hết các CGM đều cung cấp số liệu lên apps điện thoại,  một số cung cấp lên thiết bị cầm tay, hay đến máy bơm insulin tương thích.

3. CGM phù hợp nhất cho ai ?

    * Đái tháo đường loại 1 gặp khó khăn kiểm soát lượng đường máu và có Hb A1c cao hơn mục tiêu.

    * Đái tháo đường đang điều trị bằng insulin có nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt là ban đêm.

     * Đái tháo đường thường xuyên bị hạ đường huyết đến mức không còn nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo

    4. Những tiện ích do CMG mang lại

    Sử dụng thiết bị CGM giúp kiểm soát bệnh tiểu đường dễ dàng hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 sử dụng CGM có những tiện ích sau:

    * Cho tổng thể về bệnh đái tháo đường nhờ CGM đo lượng đường trong máu sau mỗi vài phút, qua đó biết rõ  những thứ như thực phẩm, hoạt động, căng thẳng và bệnh kèm tác động đến đường máu bệnh nhân.

    * Nhờ CGM không cung cấp toàn bộ các cách mà bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên cơ thể người bệnh, từ đó tìm ra cách cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc cụ thể.

    * Cảnh báo cho người bệnh các mức glucose máu quá cao hay quá thấp. Những thông tin này, giúp diều chỉnh liệu trình điều trị và ngăn ngừa tình trạng đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

   5. Những hạn chế của CGM 

   CGM là công cụ cực kỳ hữu ích. Nhưng chúng có một số hạn chế:

     * Cũng như mọi công nghệ khác, hệ thống CGM có thể gặp sự cố, không chính xác hoặc hỏng. .

    * Một số loại thuốc và chất bổ sung cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của một số cảm biến CGM, bao gồm: Acetaminophen (Tylenol® hoặc Panadol®); Hydroxyurea, một loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm; Vitamin C (axit ascorbic).

  III. NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN 

  1. CGM có dễ sử dụng không?

  Thiết bị CGM là những cỗ máy nhỏ phức tạp. Chúng cần một chút thời gian trước để hiểu các khía cạnh kỹ thuật của chúng. Ví dụ, chúng ta cần học cách:

   * Lắp cảm biến đúng cách.

   * Hiệu chuẩn thiết bị bằng cách đo lượng đường trong máu bằng cách chích ngón tay (nếu cần).

   * Đặt báo động cho thiết bị.

   * Chuyển dữ liệu sang máy tính (để phân tích lâu dài) hoặc điện thoại.

   * Phản hồi và thực hiện các thay đổi đối với kế hoạch chăm sóc dựa trên dữ liệu đã thu thập được.

   * Cần có thời gian và kiên nhẫn để hiểu cách thức hoạt động của thiết bị CGM. Nhưng bạn không phải tự mình làm điều đó. Khi đã quyết định mua CGM thường hãng thuốc có chuyên gia tiêu chuẩn sẽ giúp bệnh nhân học cách sử dụng thiết bị một cách an toàn. 

      2. Dùng CGM có cần kiểm tra đường máu mao mạch ?

   Dù CGM sẽ giúp xác định nồng độ glucose máu liên tục 24 giờ/ngày, và giảm đáng kể số lần chích máu mao mạch, nhưng cũng cần có glucometer dự phòng khi:

    * CGM bị hỏng hoặc rơi ra ngoài đột ngột.

    * CGM cho kết quả  có vẻ đáng ngờ.

    * Hiệu chỉnh thiết bị CGM.

     3. Không bị đái tháo đường có thể sử dụng CGM không?

   Dù CGM chủ yếu dành cho người đái tháo đường. Nhưng CGM cũng có thể dùng cho các tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến lượng glucose, máu như:

    * Tiền đái tháo đường.

    * Béo phì.

    * Một số bệnh tích trữ glycogen, có thể gây ra các đợt hạ đường huyết thường xuyên.

   * Insulinoma, một khối u hiếm gặp giải phóng insulin dư thừa và gây hạ đường huyết nghiêm trọng.

    IV. LỜI BÀN 

Cũng như mọi công nghệ y học khác , hệ thống CGM cũng có độ chính xác nhất định, có thể gặp sự cố, hư hại, hỏng hóc…do đó cần có phương án dự phòng.

  .Thiết bị CGM là những cỗ máy nhỏ phức tạp, không dễ dàng sử dụng thành thạo ngay. Do đó, chúng ta cần phải có thời gian tìm hiểu các khía cạnh kỹ thuật, cũng như học hỏi cách vận hành cẩn thận trước khi sử dụng chúng.

 V. THAM KHẢO

[1] Continuous Glucose Monitoring

https://en.wikipedia.org/wiki/Continuous_glucose_monitor

[2] Continuous Glucose Monitoring (CGM)

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/continuous-glucose-monitoring-cgm

[3] Continuous Glucose Monitoring

https://diabetes.org/advocacy/cgm-continuous-glucose-monitors

[4] Continuous Glucose Monitoring

https://hopkinsdiabetesinfo.org/continuous-glucose-monitoring/

[5] Continuous Glucose Monitoring: Everything You Need to Know

https://www.thediabetescouncil.com/continuous-glucose-monitoring-everything-you-need-to-know/

              TS.BS Trần Bá Thoại 

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM