I. LỜI MỞ
Ở nam giới, hormone testosterone tác động đến nhiều hệ thống trong cơ thể: kích thích ham muốn tình dục (libido), phát triển và hoạt động cơ quan sinh dục nam, xây dựng cơ bắp và tăng cường trương lực cơ, kích thích xương phát triển, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng cũng như sức khỏe tổng thể.
Khi lượng mức testosterone xuống mức cực thấp, người nam sẽ có các biểu hiện nghiêm trọng như sụt cân, giảm ham muốn tình dục, tự gãy xương, teo cơ, mệt mỏi và trầm cảm. Phương pháp điều trị phổ biến trong tình huống này là sử dụng testosterone ngoại sinh.
Không may, testosterone ngoại sinh giúp giảm bớt, hoặc loại bỏ các triệu chứng khó chịu, lại gây ra vô sinh cho quý ông. Vì sao ?
II. NHẬN DIỆN CÁC TESTOSTERONE NGOẠI SINH
Phần lớn testosterone tự nhiên được sinh tổng hợp trong cơ thể nam giới 95% ở tinh hoàn và 5% ở các cơ quan và tuyến khác, đặc biệt là thượng thận.
Testosterone ngoại sinh là tên gọi chung cho các dạng nội tiết nam tổng hợp trong phòng thí nghiệm, không được sản xuất trong cơ thể người nam. Đây là những dược phẩm đặc trị cho các bệnh lý như: suy sinh dục nam- suy hạ đồi, tuyến yên; tổn thương các ống sinh tinh không hồi phục; thiểu tinh nguyên phát.
Testosterone ngoại sinh trong điều trị bệnh lý thường được bổ sung dưới dạng trị liệu androgen, anti-estrogen. Đặc biệt, cách bổ sung testosterone ngoại sinh quý ông thường tự ý sử dụng là phương pháp trị liệu androgen liều cao, thông thường là sử dụng cách tiêm bắp.
III. TESTOSTERONE NGOẠI SINH GÂY VÔ SINH ?
Mặc dù được coi là một liệu pháp điều trị rộng rãi, được kê đơn, nhưng testosterone ngoại sinh vẫn gây ra tác dụng phụ. Kết quả của một nghiên cứu được kết luận gần đây, được công bố trên tạp chí Y học định kỳ về Nam học và Tiết niệu (Translational Andrology and Urology) cho thấy liều testosterone ngoại sinh lặp đi lặp lại làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Trong khi Testosterone tự nhiên rất quan trọng cho việc sản xuất tinh trùng, thì testosterone ngoại sinh lại ngăn chặn khả năng sinh tổng hợp testosterone nội sinh qua trung gian tuyến yên trong chu kỳ phản hồi ngược feedback. Hậu quả là một số nam giới được chỉ định liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy HRT) sẽ có số lượng tinh trùng thấp hoặc không có và các vấn đề vô sinh.
IV. LỜI BÀN
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chứng suy sinh dục có triệu chứng (symptomatic hypogonadism), tên khoa học của tình trạng suy giảm testosterone thấp, dự kiến sẽ gia tăng trong những năm tới. Người ta ước tính rằng đến năm 2025, hơn 6,5 triệu nam giới sẽ mắc phải căn bệnh này.
Dù các nghiên cứu khoa học đã kết luận testosterone ngoại sinh có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể đối với nam giới, nghiêm trọng nhất là khả năng gây vô sinh. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, nam giới dùng testosterone ngoại sinh tuy giúp cơ bắp tăng nhưng đồng thời cũng có nguy cơ bị các cơn đau tim cao hơn. US FDA khuyến cáo, dùng testosterone ngoại sinh làm tăng 30% nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong ở nam giới.
May mắn thay, các nghiên cứu sau đó cho thấy số lượng tinh trùng trở lại bình thường trở lại với nhiều nam giới sau khi ngừng liệu pháp hormone thay thế HRT.
Rõ ràng rằng sử dụng testosterone ngoại sinh để tăng khối cơ bắp, tạo dáng 6 múi” đàn ông là lợi bất cập hại: có kết quả thể hình nhanh, nhưng “tinh binh” sẽ không được sinh sôi, phát triển.
Một phương án để giải quyết mong muốn tăng cường cơ bắp, tăng cường “công lực” của các quý ông mà không cần lo lắng đến các hậu quả của các testosterone ngoại sinh này là liệu pháp tăng cường testosterone nội sinh bằng các bài thuốc đông y để cường đương bổ thận [7]. Các bài thuốc này tuy không thể tác dụng nhanh như tăng cường testosterone ngoại sinh, nhưng có kết quả lâu bền và hầu như không có tác dụng phụ.
V. THAM KHẢO
[1] Thanh niên mê gym cạn sạch tinh trùng vì thói quen nhiều người áp dụng
https://dantri.com.vn/suc-khoe/thanh-nien-me-gym-can-sach-tinh-trung-vi-thoi-quen-nhieu-nguoi-ap-dung-20231228091316750.htm
[2] Exogenous testosterone: a preventable cause of male infertility
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26813847/
[3] Medical testosterone: an iatrogenic cause of male infertility and a growing problem
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25819620/
[4] Exogenous testosterone replacement therapy versus raising endogenous testosterone levels: current and future prospects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7894643/
[5] Exogenous Testosterone Linked to Male Infertility
[6] Testosterone ngoại sinh – hiểm họa tiềm tàng
https://suckhoedoisong.vn/testosterone-ngoai-sinh-hiem-hoa-tiem-tang-169118554.htm
[7] Bổ dương, cương dương, kích dục
TS. BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM