I. LỜI MỞ
Mì ăn liến, mì tôm, là món ăn nhanh quá quen thuộc không những ở Việt Nam chúng ta, mà cả trên toàn thế giới.
Cùng với sự phổ cập và tiện lợi, mì ăn liền cũng là món ăn chịu nhiều “tiếng oan” nhất: trên internet ngập tràn câu hỏi “tác hại của mì ăn liền ?”, “mì gói có hại cho sức khỏe không?”, “mì tôm khó tiêu hóa”, “ăn mì tôm có bị ung thư?”… Đặc biệt, có báo đưa những tiêu đề “sốc” như : “mắc ‘cả tỉ bệnh khủng khiếp’ này khi ăn nhiều mỳ tôm” [1]; “8 tác hại của mì ăn liền, nếu biết rõ sẽ không dám ăn nhiều [2]….
Dưới đây là những thông tin cần thiết về món ăn phổ biến này
II. TỔNG QUAN VỀ MÌ ĂN LIỀN
1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Trong một gói mì ăn liền thông dụng (75g) cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng như sau:
● Năng lượng: 300-350Kcal
● Chất bột đường: 40-50g
● Chất béo: 10-13g
● Chất đạm: khoảng 6,9g
● Chất béo: 10-13g
● Chất xơ: 0,9 g
● Natri: 0,861 g
● Thiamine: 43% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
● Folate: 12% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
● Mangan: 11% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
● Sắt: 10% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
● Niacin: 9% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
● Riboflavin: 7% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
2. CÁC MÓN MÌ ĂN LIỀN THÔNG DỤNG
Nhờ đa đa dạng hương vị, mì ăn liền dễ dàng kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo ra vô số những món ngon phong phú.như:
● Mì xào rau củ
● Mì lòng gà
● Mì chiên xúc xích
● Mì bò
● Mì trứng
● Mì thập cẩm
● Mì tôm chua cay
● Mì khô vắt chanh
v,v…………….
3. MỨC TIÊU THỤ MÌ ĂN LIỀN Ở VÀI NƯỚC TIÊU BIỂU
Thống kê năm 2020 cho thấy, có 5 quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới:
● Trung Quốc/Hong Kong: 46,35 tỷ gói mì ăn liền/1 năm
● Indonesia: 12,64 tỷ gói mì ăn liền/1 năm
● Việt Nam: 7,03 tỷ gói mì ăn liền/1 năm
● Ấn Độ: 6,73 tỷ gói mì ăn liền/1 năm
● Nhật Bản: 5,97 tỷ gói mì ăn liền/1 năm
4. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÌ ĂN LIỀN
● Hàm lượng vitamin thường không đầy đủ
● Hàm lượng chất khoáng không cân đối
● Hàm lượng chất xơ cũng thấp
● Có thể chứa các chất béo công nghiệp, trans-fats, trong quá trình chế biến với bơ thực vật
5. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Để khác phục những nhược điểm của mì ăn liền nêu trên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:
● Chủ động thêm chất đạm từ các loại đậu, nấm (đạm thực vật), hoặc tôm, mực, cá, thịt heo, thịt gà, thịt bò, trứng… (đạm động vật), vừa đủ như một bữa ăn thông thường.
● Có thể thêm vào món mì ăn liền các loại rau củ như cải thìa, giá đỗ, cà chua, rau sống… để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho món mì ăn liền.
● Có thể chọn lựa một số sản phẩm mì ăn liền đã được nhà sản xuất bổ sung thêm mè (vừng), rong biển, các loại rau củ, thịt, trứng… Hàm lượng bổ sung này tuy không nhiều nhưng đa dạng thực phẩm, tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn và thêm phần ngon miệng.
III. ĐÔI LỜI BÀN LUẬN
Theo nguyên lý dinh dưỡng, ô vuông thức ăn, một người bình thường có nhu cầu năng lượng hằng ngày từ 1.800- 2.500 kcal, tùy vào giới tính, hoạt động (nam giới thường có nhu cầu năng lượng cao hơn nữ giới, người vận động nhiều có nhu cầu năng lượng cao hơn người làm việc văn phòng…). Năng lượng này tạo ra chủ yếu từ nhóm thực phẩm chứa chất bột đường (55-65%), chất béo (25-35%), chất đạm (5-15%), chất khoáng, vitamin, chất sinh học… yếu tố vi lượng
Như thế, với thành phần dinh dưỡng nêu trên, một gói mì ăn liền trung bình chỉ cung cấp gần tương đương một bữa ăn nhẹ bình thường, không hề dư thừa để làm tăng cân. Ngay cả chất béo thấm trong vắt mì và gói dầu gia vị chỉ cung cấp khoảng 30-34% tổng số năng lượng của gói mì, tương đương 17-19% nhu cầu chất béo hàng ngày cho một người có nhu cầu năng lượng là 2.000 kcal.
Mì ăn liền là món ăn được dân chúng nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, ở Nhật Bản, quốc gia khai sinh ra mì ăn liền, nước rất “nghiêm túc” về ẩm thực, dinh dưỡng, có cả một nhà bảo tàng để trưng bày mì ăn liền Momofuku Ando Instant Ramen Museum, tại thành phố Ikeda. Và nếu mì ăn liền có hại cho sức khỏe, món ăn này không thể trở thành một biểu tượng văn hóa của nước Nhật, cũng không thể xuất hiện trên nhiều kênh sóng truyền hình, vào các bộ phim nhiều như đã thấy !
Theo tôi, có 3 điều cần lưu ý:
(1) Trong cuộc sống không có món ăn nào là “tuyệt đối”, đầy đủ và bổ dưỡng cả. Do đó cần phải ăn nhiều món và thay đỏi hàng ngày để được “ngon, bổ , khỏe”
(2) Ăn quá nhiều hay thiếu ăn đều có hại như nhau: Ăn nhiều sẽ bội thực, thừa cân béo phì…Thiếu ăn sẽ đói, sụt cân, suy dưỡng, nhiễm bệnh…
(3) Bộ TTTT, Cục ATTP Bộ Y tế, cần có biện pháp kiểm soát để không lọt các thông tin không chuẩn, thậm chí sai trái ra cộng đồng
IV. THAM KHẢO
[1] https://tienphong.vn/khong-the-ngo-mac-ca-ti-benh-khung-khiep-nay-khi-an-nhieu-my-tom-post1568241.tpo
[2] https://mucwomen.com/mi-an-lien.html
[3] https://khoahocdoisong.vn/mi-an-lien-va-nhung-tac-hai-khi-an-nhieu-post214222.html
[4] https://acecookvietnam.vn/faq/mi-an-lien-co-chua-nhieu-trans-fat-de-gay-ra-cac-benh-tim-mach-hay-khong/
[5] https://suckhoedoisong.vn/mi-an-lien-co-hai-cho-suc-khoe-khong-5-cau-hoi-duoc-chuyen-gia-giai-dap-169194104.htm
TS.BS Trần Bá Thoại
BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM