TỔNG QUAN
Trao đổi huyết tương, plasmapheresis, therapeutic plasma exchange, TPE, thường được gọi là “lọc máu” là kỹ thuật thanh lọc máu ngoài cơ thể được thiết kế để loại bỏ các chất có trọng lượng phân tử lớn. Các chất phân tử lớn bao gồm các tự kháng thể gây bệnh, phức hợp miễn dịch, cryoglobulin, chuỗi nhẹ u tủy, nội độc tố và lipoprotein chứa cholesterol, triglycerides….
Mục tiêu cơ bản của phương pháp điều trị này là việc loại bỏ các chất này sẽ cho phép đảo ngược các quá trình bệnh lý liên quan đến sự hiện diện của chúng.
Trao đổi huyết tương có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng bệnh lý nhất định, như một số rối loạn máu, ung thư hoặc bệnh lý thoái hóa thần kinh…. Ở Việt Nam, Bộ Y tế quy định kỹ thuật trao đổi huyết tươn, “lọc máu”, chỉ được áp dụng trong các trường hợp viêm tụy cấp kèm chỉ số triglyceride tăng cao (trên 11 mmol/L) và phải thực hiện tại các bệnh viện được cấp phép. và chưa có hướng dẫn sử dụng lọc máu để điều trị hay dự phòng các bệnh lý khác.
KỸ THUẬT
Phương pháp trao đổi huyết tương điều trị thường áp dụng nhất là sử dụng kỹ thuật ly tâm hoặc lọc đơn thuần. Ngoài ra, còn thực hiện lọc tầng và hấp phụ từ huyết tương các chất trọng lượng phân tử lớn như bilirubin, immunoglobulin, phức hợp miễn dịch lưu thông, nhiều kháng thể bao gồm cả kháng thể chống lại các nhóm máu… Sau đó, một lượng huyết tương mới được truyền trở lại với thể tích tương đương, do đó làm cải thiện tình trạng bệnh và giúp cho người bệnh được hồi phục nhanh chóng. Có thể thay huyết tương bằng Plasma tươi đông lạnh (huyết tương tươi đông lạnh) hoặc bằng Albumin 5%.
Trao đổi huyết tương cũng giúp loại bỏ hoặc lấy tế bào từ máu,như ghép tế bào gốc, đa hồng cầu hoặc bệnh máu nhiễm sắt. Việc loại bỏ bạch cầu khỏi máu bằng bộ lọc bạch cầu được chỉ định trong các bệnh viêm ruột.
Các chuyên gia khuyên nên tiến hành trao đổi huyết tương nhiều lần giúp cơ thể thải bỏ các chất có hại trong máu, mang lại hiệu quả làm sạch triệt để và lâu dài hơn.
LƯU Ý
Theo nguyên lý, trao đổi huyết tương có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng bệnh lý nhất định, như bệnh tự miễn, thần kinh, một số loại ung thư, bệnh huyết học, chuyển hóa. Các tình trạng như hội chứng Guillain-Barré, nhược cơ, bệnh đa dây thần kinh viêm mạn tính, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, hội chứng urê huyết tán huyết, một số loại bệnh thần kinh, bệnh đa xơ cứng và một số loại bệnh bạch cầu có thể cần trao đổi huyết tương như một phần của phác đồ điều trị..
Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều quảng cáo về trao đổi huyết tương với nhều tên rất hấp dẫn như “lọc máu siêu công nghệ”, phương pháp “cải lão hoàn đồng”, phòng ngừa đột quỵ, ung thư, phương pháp điều trị kéo dài tuổi thọ tiên tiến nhất,thậm chí tái tạo cơ quan…
Ở Việt Nam chúng ta,dù Bộ Y tế quy định kỹ thuật trao đổi huyết tương, “lọc máu”, chỉ được áp dụng trong các trường hợp viêm tụy cấp kèm chỉ số triglyceride tăng cao (trên 11 mmol/L) và phải thực hiện tại các bệnh viện được cấp phép. và chưa có hướng dẫn sử dụng lọc máu để điều trị hay dự phòng các bệnh lý khác, nhưng cũng đã có, nhiều người dân thực hiện liệu pháp này, thậm chí sang Singapore, Nhật Bản với chi phí hàng trăm triệu đồng cho mỗi lần..
THAM KHẢO
[1] Therapeutic Plasma Exchange
[2] Therapeutic Plasma Exchange
https://together.stjude.org/en-us/treatment-tests-procedures/procedures/therapeutic-plasma-exchange.html
[3] Therapeutic Plasma Exchange
https://www.next-health.com/product/therapeutic-plasma-exchange
[4] Therapeutic Plasma Exchange in Hepatology: Indications, Techniques, and Practical Application
https://www.jcehepatology.com/article/S0973-6883(24)01077-6/abstract
[5] Kỹ thuật thay huyết tương: Quy trình, chỉ định, chống chỉ định
TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM