Trang chủ » Endocrinology & Metabolism » ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

      I. ĐỊNH DANH

    Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus-GDM) là rối loạn dung nạp glucose được ghi nhận lần đầu trong thời kỳ mang thai, kể cả  trường hợp có tăng đường huyết trước khi mang thai nhưng chưa phát hiện được do không được xét nghiệm tầm soát. .

    Đái tháo đường thai kỳ thường là type 2, hiếm khi là type 1 hoặc bệnh đái tháo đường đơn gen.

       II. CHẨN ĐOÁN

     1. Phương pháp 1 bước

   Trắc nghiệm dung nạp glucose OGTT 75gr  khi đói và lúc 1 và 2 giờ, ở tuổi thai 24–28 tuần ở những phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước đó.

    Chẩn đoán được xác định khi glucose huyết tương:
     – Lúc đói Go ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L) 
     – 1 giờ     G1 ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 
     – 2 giờ     G2 ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

     2. Phương pháp 2 bước

    Bước 1: Thực hiện glucose 50gr (Glucose load test – GLT)  không nhịn ăn

   Đo đường huyết lúc 1 giờ, ở tuổi thai 24–28 tuần ở những phụ nữ chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

   Nếu mức đường huyết đo được 1 giờ sau khi thực hiện nghiệm pháp tải Glucose: > 130, 135 hoặc 140 mg/dL (tương ứng là 7,2, 7,5 hoặc 7,8 mmol/L), hãy chuyển sang OGTT 100 gr.

    Bước 2: OGTT 100gr  thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn

  Chẩn đoán khi ít nhất hai trong bốn mức đường huyết tương sau đây (đói và 1, 2 và 3 giờ) đáp ứng hoặc vượt quá 

      –  Đói  Go: 95 mg/dL (5,3 mmol/L) 
      – 1 giờ G1: 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 
      – 2 giờ G2: 155 mg/dL (8,6 mmol/L)
      – 3 giờ G3: 140 mg/dL (7,8 mmol/L)

     III. BIẾN CHỨNG

      1. Với bà mẹ

  • Tăng huyết áp và tiền sản giật
  • Đa ối
  • Tăng nguy cơ sang chấn khi sanh
  • Tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2 trong tương lai
  • Tiểu đường thai kỳ trong lần có thai tới

     2. Với em bé

  • Cân nặng tăng
  • Sinh non
  • Hội chứng suy hô hấp
  • Hạ đường huyết
  • Bị đái tháo đường type 2 sau này

 IV ĐIỀU TRỊ

    1* Chế độ ăn đái tháo đường 

    a. Bảy quy định phải theo

      *. Theo tỷ lệ: 20% chất đạm, 30% chất béo, 50% chất đường bột (starchy carbohydrate).

      * Ngưng (cấm) toàn bộ các thức ăn, thức uống có đường ngọt (sugary carbohydrate).

      * Cần ăn đủ lượng đường bột (tinh bột) cần thiết để đảm bảo đủ năng lượng. Thức ăn đường bột trong ngày nên chia nhỏ vào 3 bữa ăn; nếu cảm thấy đói giữa 2 bữa ăn chính, có thể dùng thêm 1 bữa ăn nhẹ. Nên thay đổi thức ăn nhóm đường bột bằng cách dùng xen kẽ các loại bột củ rễ, ngũ cốc.

       * Giảm đến mức tối thiểu lượng thức ăn chứa nhiều chất béo như: các loại thịt nguội làm từ thịt heo, thịt mỡ, phó mát, dầu, khoai tây chiên..

       * Nên ăn cá 2-3 lần trong tuần vì cá đạm nhiều nhưng chất béo lại ít.

       * Hạn chế tối đa uống rượu, bia.

       * Ăn thêm các thức ăn có các chất xơ như rau, củ, trái cây không ngọt…

      b. Hai thái độ ăn cần tránh

        * Kiêng kem cực đoan, quá mức, lo lắng phải nhịn ăn, giảm uống một cách vô lý.

        * Quá ” bất cần” coi thường bệnh không tuân theo chế độ ăn qui định.

     2* Chế độ vận động thể lực

        a. Nguyên tắc luyện tập thể lực

      -Luyện tập phải dần dần và thích hợp.

     -Phải đề phòng hạ đường máu khi tập thể lực.

     -Không ráng tập quá sức hoặc tập thể lực khi đang có bệnh cấp tính, khi chưa kiểm soát đường máu ổn định…

   b. Mô hình  luyện tập thể lực lý tưởng

   – Giảm xem ti vi, giảm chơi trên máy vi tính, nghỉ trưa dưới 30 phút mỗi ngày.

   – Hằng ngày cần

         + Đi bộ, đi dạo thời gian và khoảng cách tăng dần.

         + Lên xuống cầu thang vài lần.

         + Trồng cây cảnh, làm vườn.

  – Hằng tuần cần vài lần

     + Chạy tại chổ; chạy nhẹ.

     + Đạp xe đạp.

     + Nhảy, đánh bóng bàn, đánh bóng rổ…  

    3* Chế độ điều trị

    Hiện nay, Bộ Y tế vẫn khuyến cáo chỉ được dùng insulin 

               TS.BS Trần Bá Thoại

       Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM