* Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cho biết:
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/co-the-de-tao-le-ca-nam-ma-khong-hong-1412681514.htm
Trên thế giới hiện có khoảng 7.500 giống táo và gần 6.000 giống lê. Người ta chia ra các giống lê mà chín sớm thường có thời gian bảo quản ngắn chỉ 15-30 ngày. Đối với những giống lê chín trung bình, thời gian bảo quản từ 3-5 tháng. Nhưng có những giống lê mà chín muộn thì thời gian bảo quản có thể kéo dài 6-10 tháng.
Hiện nay, chúng ta nhập táo, lê chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, New Zealand và Úc. Các loại táo lê nhập khẩu thường là giống chín muộn để có thời gian bảo quản dài hơn. Thời gian bảo quản dài hay ngắn còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, như nhiệt độ, độ ẩm.. Nhiều nước trên thế giới cho phép sử dụng một số chất bảo quản an toàn như nhóm Dephenyl amin (DPA), Ethoxiquyn và 1-MCP (1-metycyclopropene).
Chất 1-MCP đang được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi sử dụng chất này cộng với bảo quản ở điều kiện mát, quả táo có thể giữ được trên 8 tháng và không hề ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị, màu sắc.
* ThS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch, Học viện Nông nghiệp cho biết:
https://baomoi.com/vi-sao-tao-nhap-khau-de-ca-thang-khong-hong/c/44295672.epi
Để trái cây được tươi lâu, các nước tiên tiến vẫn bảo quản bằng các lớp sáp tự nhiên làm từ thực vật, lành tính, không gây độc hại cho sức khỏe con người.
Có hai loại sản phẩm sáp cấp thực phẩm chính được áp dụng cho táo. Sáp Shellac được làm từ dịch tiết của bọ lac – một loài bọ cánh cứng được tìm thấy ở Thái Lan và Ấn Độ. Shellac cấp thực phẩm tạo ra độ sáng bóng trên táo. Khoảng 85% sáp táo được sử dụng ở Úc là dựa trên shellac. Loại khác là sáp carnauba có nguồn gốc từ cây cọ Copernicia prunifera chỉ được trồng ở Brazil. Loại sáp này ổn định hơn trong nhiều điều kiện độ ẩm và nhiệt độ rộng hơn. Khoảng 15% sáp táo được sử dụng ở Úc có nguồn gốc từ carnauba.
Cả sáp carnauba và shellac đều được chấp nhận là phụ gia thực phẩm tại Úc theo Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ). Cả hai sản phẩm cũng được phê duyệt trên toàn thế giới bao gồm cả Hoa Kỳ, Châu Âu và Vương quốc Anh.
Cho nên, nếu là táo nhập khẩu thì không lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm bởi tất cả hoa quả nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cả tiểu ngạch và chính ngạch đều được kiểm soát chặt chẽ, những lô hàng không đảm bảo yêu cầu sẽ bị trả lại, không được nhập khẩu vào Việt Nam.