i. LỜI MỞ
Trong các tôn giáo, thức ăn và thói quen ăn uống rất quan trọng, thể hiện lòng mộ đạo cũng như bản sắc riêng của mỗi nhóm. Hầu hết các tôn giáo, đều có ăn chay vào một số ngày cụ thể trong tuần, tháng và các dịp trong năm với những ý nghĩa đặc biệt.
Bài viết tập trung về ăn chay trong đạo Phật, tôn giáo lớn của người Việt chúng ta.
II. TỔNG QUAN VỀ ĂN CHAY PHẬT GIÁO
1. ĐỊNH DANH
Ban đầu thức ăn chay (ăn trai) là chế độ ăn dùng hoàn toàn thực phẩm gốc thực vật: rau, trái, củ, hạt…. người theo đạo Phật sử dụng để tránh “sát sanh”. Ăn chay được dùng đối nghịch với ăn mặn (ăn mạng sống).
Theo diễn biến tự nhiên của lối sống, dần dà ăn chay phổ cập trong cộng đồng và đã có những biến thể linh hoạt, thực tế hơn.
2. CÁC KIỂU LOẠI ĂN CHAY
Hiện nay thức ăn chay được xếp vào trong 6 loại nhóm:
* Ăn chay tuyệt đối (vegans): chỉ dùng thuần túy các món ăn gốc thực vật,
* Ăn chay có sữa (lacto-vegetarians): cho phép dùng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa lạt nguyên chất, sữa tách bơ, sữa có đường, như sữa, sữa chua, bơ, phô mai….
*.Ăn chay có trứng (ovo-vegetarians): cho phép dùng thêm trứng các sản phẩm chế biến từ trứng.
* Ăn chay có sữa, trứng (lacto-ovo vegetarians): phối hợp ăn chay có sữa và có trứng,
* Ăn chay có cá (pescatarian): cho phép ăn thêm các loại cá, và
* Chay linh hoạt hay chay tương đối (flexitarians, semivegetarians): là ăn chay nhưng thỉnh thoảng có thể ăn thêm một ít thịt, cá…tương tự kiểu ăn thực dưỡng (macrobiotic) Oshawa.
3. ÂN CHAY BẮC TÔNG VÀ NAM TÔNG
2.1 * Phật giáo nguyên thủy, Nam tông,
Quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
Mặc dầu giới luật của Phật giáo nguyên thủy cấm sát sanh, nhưng cho phép ăn thịt cá với bốn điều kiện: không tự mình sát sinh, không khích lệ người khác sát sanh, không thấy nghe cảnh sát sinh và ăn thịt con vật đã chết.
2.2 * Ăn chay Bắc tông
Ăn chay là một nét đặc thù của Phật giáo Đại Thừa Trung Hoa, bắt đầu từ triều đại nhà Minh, tức thời Hòa thượng Vân Thê Châu Hoằng (1565-1615) và truyền bá qua Phật giáo Bắc Tông Việt Nam.
Theo đó, Phật giáo Bắc tông quy định, khi ăn chay phải tuyệt đối không được ăn những đồ có máu, có sinh mạng và nếu đã ăn chay thì phải duy trì trường kỳ trong suốt quãng đời tu hành.
III. Ý NGHĨA ĂN CHAY TRONG ĐẠO PHẬT
Nhiều Sư thầy cho biết, ăn chay có 3 ý nghĩa chính sau:
1. Nuôi dưỡng lòng từ bi
Ai trong chúng ta cũng có tâm từ bi, tâm thương người, thương vật, thương đồng loại, thương môi trường, thương hoàn cảnh sống.
Ăn chay, với thức ăn gốc thực vật như ngũ cốc, rau, củ, quả sẽ giúp con người nuôi dưỡng và hoàn chỉnh hơn tâm thiện lành.
2. Bảo vệ môi trường sống
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhìn thấy tác hại của việc nuôi những loài súc vật để đáp ứng cho sinh hoạt của con người, tác động rất lớn đến môi trường. Ví dụ, Mỹ đã thống kê 1 năm có khoảng 200 triệu ha cây cối, rừng bị phá đi để trồng hoa màu cho súc vật ăn sau đó chế biến thực phẩm hay 1 đĩa rau thành phẩm chỉ khoảng 20 lít nước nhưng 1 đĩa thịt thì phải tốn cả ngàn lít nước trong thời gian nuôi dài, chế biến,…
3. Bảo vệ sức khỏe
Khoa học đã chỉ rõ, thức ăn chay gốc thực vật có nhiều chất xơ, chất chống oxy-hóa, các sin chất thực vật (phyto-bioactive substances) rất có lợi cho sức khỏe con người.
IV. ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN
Phật giáo nguyên thủy, Nam tông, quan niệm rằng ăn cách nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đủ sức khỏe để hành trì giáo pháp, ăn chay mà thân thể yếu đuối xanh xao, tinh thần bạc nhược thì rất tai hại, đường tu đạo đã không được tiến hóa mà còn trở ngại cho sự tu hành.
Mặc dầu giới luật của Phật giáo nguyên thủy cấm sát sanh, nhưng cho phép ăn thịt cá với bốn điều kiện: không tự mình sát sinh, không khích lệ người khác sát sanh, không thấy nghe cảnh sát sinh và ăn thịt con vật đã chết.
Theo Thượng tọa Thích Trí Chơn, Tu viện Khánh An, ăn chay là tốt nhưng không nên ăn chay quá cực đoan đến mức có bộ chén đũa, nồi niêu, xoong, chảo cho người ăn chay riêng. “Trong 1 gia đình mà mỗi ngày ăn mặn, 1 tháng có vài ngày ăn chay thì đến ngày ăn chay chúng ta có thể rửa chén cho thật kỹ để không còn mùi là được”. Thượng tọa Trí Chơn cũng cho rằng, những trường hợp ăn chay cực đoan, chỉ có tương, dưa, rau, muối là không phù hợp. “Không bao giờ có một trí tuệ trong thân thể bệnh tật, không bao giờ sống lành mạnh được trong thân thể ốm yếu, gầy gò, cho nên ăn như thế nào không làm tổn hại sinh mạng mà đảm bảo sức khỏe, trí tuệ, hạnh phúc gia đình, tình thương yêu cuộc sống mới là điều nên làm”.
X. THAM KHẢO
[1] Ăn chay đúng pháp và đúng cách
https://thaihabooks.com/blogs/song-khoe/an-chay-dung-phap-va-dung-cach
[2] Ẩm thực chay trong Phật giáo bắc tông
https://phatgiao.org.vn/am-thuc-chay-trong-phat-giao-bac-tong-d37363.html
[3] Ăn chay đúng cách đạo Phật
https://therice.vn/an-chay-dung-theo-dao-phat/
[4] Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo
https://thuvienhoasen.org/a5147/y-nghia-cua-viec-an-chay-trong-phat-giao-hoang-phong
[5] Ăn chay trong Phật giáo có ý nghĩa gì, tích đức nhiều hơn?
https://thanhnien.vn/an-chay-trong-phat-giao-co-y-nghia-gi-co-phai-tich-duc-nhieu-hon-185230629123517591.htm
[6] Ăn chay của các tôn giáo khác nhau như thế nào?
https://songlanhmanh.vn/blogs/dinh-duong/an-chay-cua-cac-ton-giao-khac-nhau-nhu-the-nao
[7] Quan điểm về Ăn chay của Phật giáo nguyên thủy
https://tgpsaigon.net/bai-viet/quan-diem-ve-an-chay-cua-phat-giao-nguyen-thuy-60534
[8] VẤN ĐỀ ĂN CHAY
https://nigioikhatsi.net/viet/AnChay/vandeanchay.html
[x] ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN CHAY – Pháp thoại Thầy Thích Pháp Hòa