Trang chủ » CÁM ƠN & CHÚC TỤNG » TẮM NẮNG: LỢI ÍCH, NGUY CƠ, VÀ ĐIỀU LƯU Ý ?

TẮM NẮNG: LỢI ÍCH, NGUY CƠ, VÀ ĐIỀU LƯU Ý ?

     I. LỜI MỞ

   Rất nhiều hướng dẫn về việc làm việc trong bóng râm và sử dụng kem chống nắng-ngay cả trong những ngày im nắng, nhiều mây và vào mùa đông- để tránh tác hại do các tia tử ngoại UV trên da con người. Tắm nắng, tức là hành động ngồi hoặc nằm dưới ánh nắng mặt trời, đôi khi với mục đích là để rám nắng, để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với liều lượng nhỏ, có một số lợi ích cho sức khỏe nếu thực hiện đúng cách.

   Và chắc chắn có một sự khác biệt lớn giữa việc ra ngoài trong 10 phút mà không dùng kem chống nắng với việc thường xuyên dành thời gian nằm trên giường tắm nắng.

  II. LỢI ÍCH TẮM NẮNG

   1. Tổng hợp vitamin D tự nhiên từ cholesterol với nhiều tác dụng

      * .Xương chắc khỏe hơn: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe hơn và có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và viêm khớp.

      * Tăn cường hệ miễn dịch: Vitamin D giúp cơ thể chống lại các bệnh tật, bao gồm bệnh tim, xơ cứng cơ, cúm và một số bệnh tự miễn dịch và ung thư. 

      * Giảm nguy cơ sinh non: Vitamin D có thể bảo vệ chống lại tình trạng sinh non và các bệnh nhiễm trùng liên quan đến sinh nở. 

     2. Giảm trầm cảm

    Tắm nắng có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm hơn. Ánh nắng mặt trời kích thích não giải phóng hormone serotonin, có thể cải thiện tâm trạng và thúc đẩy cảm giác bình tĩnh. Ngay cả khi không bị trầm cảm, việc dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể giúp cải thiện tâm trạng. 

    3. Ngủ ngon hơn

  Tắm nắng có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học của bạn và cơ thể bạn sẽ bắt đầu buồn ngủ đáng tin cậy khi mặt trời lặn.

     III. NHỮNG NGUY CƠ (TÁC HAI)

    Tắm nắng quá liều da cũng bị tác hại như tiếp xúc tia tư ngoai UV như lão hóa da, ung thư da, ức chế hệ miễn dịch, đục thủy tinh thể cho mắt….

   Theo Wikipedia, khi tia tử ngoại UV ngoài trời ở mức 6 thì da con người sẽ bị cháy nắng (sunburn) trong vòng 30 phút, nhưng nếu tăng lên mức 12 thì da bị cháy nắng sẽ nhanh hơn, chỉ còn trong 15 phút.

   Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyên mọi người hãy mang khăn choàng, đội mũ rộng vành, mặc thêm quần áo che chắn và mang kính râm để bảo vệ cơ thể mỗi khi phải ra nắng có chỉ số cường độ tử ngoại (UV index) ngay từ mức 3 trở lên.

   Trong y văn, thống kê cho thấy tia cực tím trong ánh nắng có thể gây ra những tổn thương bệnh lý da cấp tính (ngay sau khi tiếp xúc ánh nắng) và mạn tính (về lâu về dài) sau đây:

      1. Bỏng  nắng (viêm da ánh sáng, sunburn) 

   Sau khi tiếp xúc nắng to, đột xuất, như tắm biển, đi nắng buổi trưa, da sẽ bị  bỏng nắng. Lúc bỏng, da sẽ đỏ hồng, phồng rộp, cảm giác đau rát khó chịu, vài ngày sau da sạm nâu đen, bong vảy và tróc dần như vỏ rắn …

     2. Dị ứng với ánh nắng mặt trời

                    UV POLYMORPOUS LIGHT ERUPTION       

  Phát ban ánh sáng đa dạng (polymorphous light eruption, PLE) là hình thức phổ biến (90%) bệnh da bị dị ứng với ánh nắng mặt trời. Dị ứng da với ánh nắng mặt trời tạo ra do sự oxy hóa và tác động của các gốc tự do sản sinh ra do tia tử ngoại B kích thích.

     3. Khởi phát và nặng hơn những bệnh liên quan

 Tia tử ngoại trong ánh nắng có thể là “mầm kích” cho sự bùng phát các bệnh da như  bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm bì cơ, nám da, phát ban đa dạng ánh sáng…

     4. Lão hóa da do tia cực tím (photoaging)

    Tia tử ngoại có  thể làm da rối loạn dinh dưỡng, sắc tố… Nếu phải tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, làm việc ngoài trời, da sẽ bị nhiều vết tàn nhang, đồi mồi. Làn da sẽ rất thô ráp, các nếp nhăn xuất hiện do tổn thương mất và biến dạng collagen, tăng sừng hóa …

      5. Ung thư da

  Bệnh thường có những dấu hiệu: hoặc là một đốm da nhỏ, nốt ruồi hay đốm tàn nhang tự nhiên đổi màu, hình dạng, kích thước và màu sắc khác hẳn với những đốm khác trên cùng vùng da,  hoặc  một vết loét tổn thương kéo dài .

     IV. NHỮNG LƯU Ý

     *  Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên không nên sử dụng ánh nắng mặt trời làm phương pháp chính để bổ sung vitamin D.

     * Thời điểm tắm nắng an toàn: Trước 9 giờ sáng hoặc sau 15 giờ chiều. Lúc này, tia UV vẫn đủ để cơ thể tổng hợp vitamin D, nhưng nguy cơ tổn thương da thấp hơn.

    * Thời lượng tắm nắng: Khoảng 10-15 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi tuần. Tùy theo màu da, độ tuổi và vị trí địa lý, thời lượng có thể thay đổi. 

     * Diện tích da phơi nắng: Chỉ nên để ánh nắng tiếp xúc với các vùng như mặt, cánh tay hoặc chân (không cần phơi toàn thân). 

     * Không bôi kem chống nắng lên vùng da trong thời gian phơi nắng, sau khi phơi xong nên che chắn hoặc bôi kem nếu tiếp tục ra ngoài.

      * Nghỉ ngơi trong bóng râm khi cảm thấy nóng.

     * Uống nước đầy đủ trong thời gian làm việc dưới ánh nắng mặt trời.

    V. THAM KHẢO

[Video 1] Vitamin D, tắm nắng và ung thư da

[1] Is Sunbathing Good for You? Benefits, Side Effects, and Precautions

https://www.healthline.com/health/sunbathing

[2] Cẩn trọng trào lưu: Phơi nắng 12 giờ trưa giúp xương chắc khỏe?

https://thanhnien.vn/can-trong-trao-luu-tren-mang-xa-hoi-phoi-nang-12-gio-trua-giup-xuong-chac-khoe-185250511181233767.htm

[3] MÙA HÈ, NHỚ PHÒNG TRÁNH BỆNH DA DO ÁNH NẮNG !

MÙA HÈ, NHỚ PHÒNG TRÁNH BỆNH DA DO ÁNH NẮNG !

[4] The Benefits Of Sunbathing For Our Immune System

https://tecscience.tec.mx/en/health/sunbathing-benefits/

[5] Benefits of sunbathing

https://www.mallorcafashionoutlet.com/en/benefits-of-sunbathing

       TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM