Trang chủ » BÀN LUẬN » CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

     I. MỤC ĐÍCH CỦA VẬN ĐỘNG THỂ LỰC

   Đái tháo đường đồng nghĩa với dư thừa năng lượng, thừa ăn. Cho nên cần tích cực hoạt động thể lực để giúp cơ thể:

    – Tiêu hao năng lượng và giảm cân trọng.

   – Giúp cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng hơn, do đó làm giảm nồng độ đường trong máu, giúp giảm liều thuốc uống hoặc insulin cần chích.

   – Nâng cao sức khỏe của toàn cơ thể. Luyện tập thể lực cũng làm cải thiện tinh thần kinh, hoạt bát, nhanh nhẹn, sảng khoái. Cuối cùng luyện tập thể lực cũng sẽ làm tăng sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật.

  – Lao động vừa có thu nhập chính đáng để sinh hoạt và chữa bệnh, đồng thời không bị mặc cảm “thừa”, không có ích cho xã hội.

     II. NGUYÊN TẮC LUYỆN TẬP THỂ LỰC

   – Luyện tập phải dần dần và thích hợp.

  – Không ráng tập quá sức hoặc tập thể lực khi đang có bệnh cấp tính, khi chưa kiểm soát đường máu ổn định…

   – Phải đề phòng hạ đường máu khi tập thể lực.

   – Cần lưu ý là mỗi bệnh nhân sẽ có một chế độ tập luyện khác nhau chứ không rập khuôn đồng nhất được. Tập luyện thân thể không nhất thiết phải quá nặng nhọc và quá mất thời gian mà cần duy trì ổn định có thời khóa biểu hợp lý cho công việc và tuổi tác.

      III. MÔ HÌNH LUYỆN TẬP LÝ TƯỞNG 

     – Giảm xem ti vi, giảm chơi trên máy vi tính, nghỉ trưa dưới 30 phút mỗi ngày.

     – Hằng ngày cần

         + Đi bộ, đi dạo thời gian và khoảng cách tăng dần.

         + Lên xuống cầu thang vài lần.

         + Trồng cây cảnh, làm vườn.

     – Hằng tuần cần

        + Chạy tại chổ; chạy nhẹ.

       + Đạp xe đạp.

       + Nhảy, đánh bóng bàn, đánh bóng rổ…  

 

           TS.BS Trần Bá Thoại

    Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM