Trang chủ » Endocrinology & Metabolism » KHI BỊ ĐÓI ĂN, NÃO BỘ SẼ DÙNG CHẾ ĐỘ “TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG”

KHI BỊ ĐÓI ĂN, NÃO BỘ SẼ DÙNG CHẾ ĐỘ “TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG”

   Trong cơ thể, não bộ là cơ quan tiêu thụ nhiều năng lượng nhất: chiếm 2% trọng lượng, nhưng sử dụng tới 20% tổng năng lượng và lượng oxy hấp thụ vào.
   Cũng như ở các cơ quan khác, tế bào não neuron cũng cần nguồn cung glucose ổn định, để chuyển hóa thành ATP, dạng hóa năng lượng các neuron sử dụng.
  Các nhà thần kinh học tại phòng thí nghiệm Nathalie Rochefort, Đại học Edinburgh nghiên cứu cho thấy, những con chuột bị thiếu thức ăn trong nhiều tuần – đủ lâu để chúng giảm 15% -20% trọng lượng cơ thể – các tế bào thần kinh trong vỏ não thị giác đã làm giảm một lượng đáng kể ATP được sử dụng tại các khớp nối (synapse) thần kinh. Mức độ suy giảm này lên tới 29%, kéo theo một cái giá phải trả cho quá trình nhận thức: Bởi các tế bào thần kinh ở chế độ năng lượng thấp xử lý tín hiệu thị giác kém chính xác hơn, suy yếu độ phân giải hình ảnh mà lũ chuột nhìn được từ thế giới bên ngoài.
  Phát hiện có ý nghĩa quan trọng, nó cho chúng ta hiểu biết về cách não bộ hoạt động, sự ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thậm chí một số hình thức ăn kiêng đến nhận thức về thế giới chung quanh.
  Nhiều nghiên cứu thần kinh học đã xác nhận, đói trong thời gian ngắn có thể làm thay đổi các quá trình xử lý thần kinh trong não: phân tán sự tập trung, khiến con người hướng sự chú ý đến việc tìm kiếm đồ ăn, thay vì tiếp tục công việc đang làm.
 
 [1] https://www.quantamagazine.org/the-brain-has-a-low-power-mode-that-blunts-our-senses-20220614/
 
[2]https://khoahoc.tv/khi-ban-doi-nao-bo-co-the-bat-che-do-tiet-kiem-pin-va-giam-do-phan-giai-thi-giac-cua-ban-xuong-121580