Trang chủ » Tư vấn » BỆNH NHÂN CẦN BIẾT TỰ TIÊM INSULIN

BỆNH NHÂN CẦN BIẾT TỰ TIÊM INSULIN

     I. CÁC CHỈ ĐỊNH TIÊM INSULIN

   1*Chỉ định thường xuyên: Đái tháo đường thể 1 còn gọi là đái tháo đường  phụ thuộc insulin. Ở dạng bệnh ĐTĐ này tế bào tụy tạng bị hư hỏng không thể chế tiết ra insulin nữa, nên chỉ có cách duy nhất là tiêm thuốc mà thôi.

   2* Chỉ định tạm thời:

    @ Đái tháo đường thể 2 tuy là đái tháo đường không phụ thuộc insulin và đang điều trị tốt với tiết thực, thuốc uống nhưng vì có bệnh kèm cấp như nhiễm trùng nặng, rối loạn dinh dưỡng hoặc tai biến mạch máu, can thiệp phẩu thuật. Trong trường hợp này gọi là đái tháo đường thể 2 cần insulin.

    @ Đái tháo đường thai nghén, tuy cũng là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, nhưng vì sợ thuốc uống có thể gây tổn thương, quái thai, đồng thời trong thai kỳ cần phải kiểm soát thật tốt, ổn định đường huyết nên Bộ Y tế Việt Nam vẫn  quy định thai phụ chỉ được dùng insulin thay cho các loại thuốc uống. Từ 2008, nhiều nước trên thế giới đã cho phép dùng thuốc viên cho phụ nữ có thai bị đái tháo đường.

   @ Đái tháo đường đang có bệnh kèm theo như suy gan, suy thận, đang có nhiễm trùng nặng, đang phẫu thuật.v.v…

   Việc điều trị insulin trong những trường hợp này được áp dụng từ 10 ngày đến 2 tháng, sau đó khi đã cải thiện sự kháng insulin và trở lại đáp ứng với thuốc uống.

   @ Bơm tiêm insulin liên tục dưới da hoặc vào tĩnh mạch: nhằm cân bằng đường huyết tốt hơn cả điều trị insulin qui ước, phương cách dùng này chỉ sử dụng trong bệnh viện, insulin được bơm một cách tự động, kiểm soát được bằng bơm kim tiêm điện, với bơm tiêm điện này giúp chúng ta có thể cho vào cùng lúc một số lượng insulin lớn insulin vào và bơm sẽ từ từ cho rất chính xác vào cơ thể.

     II. CÁC VỊ TRÍ TIÊM INSULIN

          TIÊM INSULIN 1

         IIII. CÁCH LẤY INSULIN 

        Với bút tiêm, thuốc ống và kim tiêm có gắn sẵn chỉ mở nắp đậy rồi sử dụng. Với lọ thuốc lấy theo quy trình sau 

          TIÊM INSULIN 4

      IVCÁCH TIÊM INSULIN 

              Kim dài 8-12 mm tiêm nghiêng 45 độ với mặt da, kim ngắn hay bút thì tiêm thẳng góc

          TIÊM INSULIN 2

           V. PHÁC ĐỒ CHÍCH INSULIN 

             1* Chích insulin cơ bản

          TIÊM INSULIN 3

      Kinh điển là tiêm 3 mũi insulin nhanh trước ba bữa ăn chính với 1 mũi insulin chậm hoặc bán chậm vào buổi tối để kiểm soát glucose trong  khi ngủ.

      2* Chích insulin hỗn hợp (trung gian)

            TIÊM INSULIN

     Cũng có thể chỉ tiêm 2 lần trong một ngày bằng insulin hỗn hợp  (mixtard insulin–nhanh pha chậm) để giảm số lần tiêm

      VI. BẢO QUẢN INSULIN

              TIÊM INSULIN 5

        Ba điều lưu ý:

        1* Insulin tuyệt đối phải bảo quản lạnh.

        2* Tốt nhất là để ngăn trên cùng của tầng dưới.

        3* Không được để ngăn đá (đông) hoặc ngăn rau trái.

         

          TS.BS Trần Bá Thoại

     Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM