Trang chủ » BÀN LUẬN » Y HỌC BẰNG CHỨNG: KHOA HỌC VỀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ NGHỆ THUẬT CỦA XÁC SUẤT

Y HỌC BẰNG CHỨNG: KHOA HỌC VỀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ NGHỆ THUẬT CỦA XÁC SUẤT

    I. LỜI MỞ

   Ngày 24/6 vừa qua, CNN gây sốc độc giả khi đăng bài viết của Tiến sĩ Bradley Elliott, Giảng viên cao cấp về Sinh lý học tại Đại học Westminster, Vương quốc Anh với tiêu đề “Làm sao sống đến 100 tuổi: Đừng nghe theo lời khuyên sức khỏe của người bách lão” (How to live to 100: Don’t take health advice from centenarians) [1].

   Ý kiến của Tiến sĩ Bradley Elliot rất hợp lý, vì các nghiên cứu về lão hóa đều chủ yếu nêu ra những thói quen, lối sống tốt như ngủ đủ giấc, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc…giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh tật và sống lâu hơn, tuy nhiên, khi nói đến việc sống thọ cả 100 tuổi thì gene di truyền đóng vai trò quan trọng [2].

  II. Y HỌC BẰNG CHỨNG (evidence-based medicine EBM) [3]

   Đầu thế kỷ trước, William Osler miêu tả y học thực hành là “Một khoa học về sự không chắc chắn và một nghệ thuật về xác suất [4]. Nhưng khái niệm này vẫn đúng với hiện tại của “y học dựa trên bằng chứng” (evidence-based medicine EBM).

   Cụm từ “dựa trên bằng chứng” xuất hiện lần đầu vào những năm 90 của thế kỷ trước do Gordon Guyatt, bác sĩ tại Đại học McMaster mô tả: Bác sĩ lâm sàng phải trông dựa vào tư liệu, bằng chứng sách giáo khoa, nghiên cứu khoa học, giảng viên chuyên môn hay bác sĩ cấp cao để giải quyết các vấn đề của bệnh nhân hiện tại [5].

   Hiện nay, những kỹ năng do Gordon Guyatt đề ra là không thể thiếu trong thực hành và đào tạo y tế. Gần như tất cả các trường y của Hoa Kỳ đều báo cáo việc giảng dạy y học dựa trên bằng chứng là một phần của khóa học bắt buộc [6] và Hội đồng Chứng nhận Giáo dục Y khoa sau đại học (Accreditation Council for Graduate Medical Education ACGME) đã kết hợp EBM vào các yêu cầu đào tạo nội trú của Hoa Kỳ [7].

  Ngày nay, trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta, y học bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực hành điều trị của các nhà lâm sàng, lĩnh vực dự phòng cũng như trong lĩnh vực hoạch định, xây dựng chính sách y tế [8].

   III. ĐÔI LỜI BÀN LUẬN

  Như tên gọi, EBM là dựa vào bằng chứng. Do đó, khi bằng chứng, kết quả nghiên cứu, phát hiên có thay đổi thì y học phải cập nhật theo. Đã có khá nhiều biệt dược, phương thuốc, chế độ ăn, cách điều trị….bị thu hồi, cấm sử dụng khi phát hiện bằng chứng gây hại, không tác dụng.

  Theo tôi, ý kiến của Tiến sĩ Bradley Elliot rằng “Việc tìm hiểu “bí quyết” sống lâu từ người trường thọ để noi là vô nghĩa” cũng có cái lý của nó vì 2 điểm:

   1* Vai trò cực kỳ quan trọng của gene di truyền, và

   2* Như William Osler đã nhận xét ” Y HỌC LÀ KHOA HỌC VỀ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ NGHỆ THUẬT CỦA XÁC SUẤT “

   IV THAM KHẢO

[1] How to live to 100: Don’t take health advice from centenarians

https://edition.cnn.com/2024/06/24/health/long-life-advice-centenarian-partner-content-wellness/index.html

[2] The Secret to Living to 100? It’s Not Good Habits

https://www.wsj.com/health/wellness/living-longer-genes-science-4df3c203

[3] Evidence-Based Medicine: A Science of Uncertainty and an Art of Probability

https://journalofethics.ama-assn.org/article/evidence-based-medicine-science-uncertainty-and-art-probability/2013-01

[4] Bean RB, Bean WB. Sir William Osler: Aphorisms from his Bedside Teachings and Writings.

[5] Guyatt GH. Evidence-based medicine. ACP J Club. 1991;114:A-16.

[6] Association of American Medical Colleges. Basic science, foundational knowledge, and pre-clerkship content: inclusion of topics in required and/or elective courses. Accessed December 1, 2012.

[7] Nasca TJ, Philibert I, Brigham T, Flynn TC. The next GME accreditation system–rationale and benefitsN Engl J Med. 2012;366(11):1051-1056.

[8]Y học dựa bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
https://nhandan.vn/y-hoc-dua-bang-chung-ngay-cang-tro-nen-pho-bien-post777188.html
      TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM