I. LỜI MỞ
Hiện nay, khi đại dịch COVID-19 có chiều lắng bớt, nhà nước nới lỏng 5K thành V2K, thì người dân bắt đầu chủ quan, lơ là, thậm chí bỏ đi tiêm vaccine nhắc, hay tăng cường, khiến một số địa phương buộc người dân nếu không đồng ý tiêm vaccine COVIDD-19 mũi 3, mũi 4 phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm.
Tại sao, không tiêm vaccine nhắc, tăng cường, là sai ? Ngoài ép ký cam kết, có cách thuyết phục nào khác để người dân đồng thuận ?.
II. KHÁNG THỂ LÀ GÌ ?
Khi một kháng nguyên (antigen, Ag) như vật ngoại lai, sinh chất, vi sinh vật gây bệnh, xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch được kích thích: các tế bào lympho B sẽ sinh ra các loại kháng thể, antibody, Ab) và các tế bào lympho T sẽ ghi nhớ, “ký ức miễn dịch”, để xác định và chống lại vật ngoại lai xâm nhập lần sau.
Hệ miễn dịch của người khỏe mạnh luôn tổng hợp tự nhiên một lượng kháng thể nhất định. Tiêm chủng vaccine là cách chủ động kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể với lượng lớn hơn, bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Cũng như các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 có đáp ứng cá nhân khác nhau, nên nồng độ kháng thể sinh ra không giống nhau.
Nhiều nhà dịch tể về COVID-19 nhận định:
* Tiêm 1 mũi vaccine, lượng kháng thể trung bình là 67.53AU/mL, gấp 4-5 lần ngưỡng cơ bản.
* Tiêm mũi 2 vaccine: sau 1 tuần lượng kháng thể là 278.81AU/mL trong vòng sau 1 tuần, gấp 18 lần ngưỡng cơ bản; và sau 2 tuần tiếp theo lượng kháng thể tăng lên hơn 300 AU/mL, hơn 21 lần.
Họ kết luận rằng:
* Nồng độ kháng thể sau tiêm vaccine trên 15AU/mL là có đáp ứng miễn dịch, và dưới 12AU/mL là chưa đáp ứng miễn dịch với SARS-CoV-2.
III. AI CẦN KIỂM TRA NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ ?
– Người đã hoàn tất tiêm vacine đủ 2 liều và đạt thời gian 2 tuần sau tiêm liều thứ 2
– Người đã có tiền sử mắc COVID-19 (F0) và đã lành bệnh.
– Người đang bị COVID-19 (F0) và có yêu cầu của bác sĩ điều trị cần đánh giá đáp ứng miễn dịch để tiên lượng điều trị
– Người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 muốn biết trước đây đã có nhiễm SARS-CoV-2 hay không.
IV. NHỮNG LƯU Ý
* Có hai nhóm kháng thể là kháng thể liên kết (binding antibody) gồm: IgM, IgG, IgA…; và kháng thể trung hòa (neutralizing antibody). Hiện nay, các xét nghiệm kháng thể có trên thị trường được thiết kế để phát hiện sự hiện diện của các kháng thể liên kết (không phát hiện kháng thể trung hòa. Do đó, nếu chỉ định lượng một loại kháng thể, thường là IgG, thì kết quả sẽ không phản ánh đầy đủ tất cả kháng thể được tạo ra, nên không thể đánh giá đầy đủ tinh trạng miễn dịch.
* Các xét nghiệm phát hiện kháng thể do nhiễm trùng là những kháng thể nhắm vào protein N (nucleocapsid), trong khi những xét nghiệm khác phát hiện kháng thể chống lại protein S (spike) tạo ra cả nhiễm trùng và tiêm chủng. Vì vậy, nếu chỉ tiêm chủng thì xét nghiệm kháng thể protein N sẽ âm tính, nhưng không có nghĩa là bạn không được bảo vệ; và nếu đã tiêm chủng nhưng xét nghiệm kháng thể protein S âm tính tức hiệu lực, mức độ bảo vệ thấp và những người này được khuyến cáo cần tiêm mũi tăng cường.
* Lượng kháng thể được tạo ra khi tiêm vaccine khác nhau theo cá nhân. Do đó, đến nay chưa có lượng mức kháng thể được khuyến nghị chính thức.
* Lượng kháng thể chống COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, từ 4 thấng đến 1 năm.
* Kháng thể giúp bảo vệ trước COVID-19, nhưng không hoàn toàn giúp miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2.
* Không thể khẳng định xét nghiệm kháng thể dương tính là đang nhiễm SARS-CoV-2, hay đang bị COVID-19.
* Lượng kháng thể càng cao càng tốt, từ 50AU/mL trở lên là an toàn.
V. LỜI BÀN
Hiện nay, các cơ quan y tế trên thế giới, WHO, EMA, CDC các nước, đều khuyến cáo:
+ Tiêm nhắc, mũi tăng cường, cho người cao tuổi, có bệnh lý kèm, suy giảm miễn dịch, nhiều yếu tố nguy cơ vi những đối tượng này nguy cơ chuyển nặng cao khi mắc COVID-19.
+ Người trẻ và đã tiêm đủ mũi cơ bản có thể tiêm nhắc lại từ 6 tháng đến 1 năm sau để có kháng thể bền vững.
Theo tôi, chúng ta nên:
(1) Tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan y tế có trách nhiệm. Theo thống kê, từ 4 tháng đến 1 năm nồng độ kháng thể trong máu giảm lần theo thời gian, nên sau 6 tháng nên tiêm muuix nhắc là hợp lý, an toàn;
(2) SARS-CoV-2 và cả biến chủng Omicron còn có nhiều biến chủng phụ, nên việc tiêm nhắc, tiêm tăng cường, giúp có thêm nhiều kháng thể chống lại chúng;
(3) Cũng như vaccine ngừa viêm gan siêu vi B (HBV), cần biết khả năng miễn dịch, chúng ta có thể xét nghiệm đo kháng thể chống COVID-19 để rõ ràng.
VI. THAM KHẢO
[4]https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/xet-nghiem-khang-the-covid-19-huyet-thanh/n/xet-nghiem-khang-the-sau-tiem-vac-xin-
[5] http://bvtamtrisaigon.com.vn/en/xet-nghiem-khang-the-trung-hoa-dac-hieu-rbd-s1-covid-19-danh-gia-kha-nang-mien-dich-cua-co-the-doi-voi-covid-19.html
[7] https://dearpandemic.org/antibody-test-before-booster/
TS.BS Trần Bá Thoại
Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM