I. VIÊM MŨI DỊ ỨNG LÀ GÌ ?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc thành mũi bị tác động, gây tổn hại do những dị nguyên gây ra viêm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần đặc biệt là ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng.
Theo ước tính, có khoảng 20% dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng, nguy cơ sẽ cao hơn nhiều với những người có tiền sử bị eczema, hen suyễn hoặc trong gia đình có tiền sử về các bệnh này.
Có hai loại viêm mũi dị ứng:
1. Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ
Còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Vì thế bệnh này sẽ thường gặp vào đầu mùa hè (mùa nóng) hoặc đầu mùa đông (mùa lạnh). Bệnh này sẽ tái đi tái lại theo chu kỳ biến đổi của thời tiết.
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể bị tái đi tái lại nhiều lần và khi thời tiết ổn định lại, các triệu chứng có thể tự thuyên giảm hoặc sẽ biến mất hoàn toàn ngay lúc đó nhưng sẽ quay lại khi các biến đổi của khí hậu, thời tiết ảnh hưởng tới niêm mạc thành mũi một lần nữa, tạo thành 1 vòng lặp không có điểm dừng.
2. Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ
Khác với viêm mũi dị ứng thời tiết, dạng bệnh này diễn tiến không theo quy luật, người bệnh có thể bất chợt bị hắt xì hơi và thường sẽ diễn ra với tần suất liên tục hơn. Dạng viêm mũi dị ứng này nếu không được chữa trị kịp thời có khả năng trở thành mãn tính ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.
II. TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng gồm:
1. Mũi: Ngứa mũi dẫn đến dễ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi. Buổi sáng sau khi ngủ dậy là khoảng thời gian dễ xảy ra hiện tượng này.
2. Mắt: Mắt bị đỏ, ngứa, có cảm giác cộm ở mắt, mắt bị sưng và thâm quầng
3. Họng và tai: Đau họng, giọng bị khàn, ù tai hoặc tắc nghẽn, cổ họng bị ngứa hoặc tai bị ngứa
4. Ngoài ra vì mũi bị nghẹt còn gây khó chịu cho người bệnh vì phải thở bằng miệng, thường xuyên thức giấc vào ban đêm gây ra tình trạng mệt mỏi, dễ buồn ngủ vào ban ngày ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc.
III. NGUYÊN NHÂN
Là các dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc mũi phổ biển là:
1. Phấn hoa: dị nguyên thường gặp nhất. Khi trời hanh khô và nhiều gió khiến mật độ phấn hoa trong không khí tăng cao.
2. Dị ứng bụi mạt nhà hay còn gọi là loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng ½ đến ¼ mm nên khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng thường sống trong giường chiếu, chăn nệm, đặc biệt là những nơi vệ sinh không tốt.
3. Da động vật: nghiên cứu chỉ ra rằng trong các tế bào da, chất thải hoặc nước bọt của động vật có xuất hiện một số protein.
4. Lông và nước bọt của chó mèo.
5. Nấm mốc.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Thuốc kháng histamin
2. Thuốc chống nghẽn mũi (decongestant)
3. Thuốc chứa Corticoid
V. NGỪA TRÁNH
1. Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, …
2. Khi thời tiết thay đổi cần đề phòng viêm đường hô hấp, nhất là thời tiết lạnh.
3. Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cá nhân sạch sẽ để loại bỏ những dị nguyên.
4. Vệ sinh mũi, họng thường xuyên, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
5. Hạn chế sử dụng các chất kích thích và tránh xa khói thuốc lá.
6. Thể dục thường xuyên thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể
VI. THAM KHẢO
[1] Các cách giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết trong mùa lạnh
https://suckhoedoisong.vn/5-cach-giam-trieu-chung-viem-mui-di-ung-thoi-tiet-trong-mua-lanh-169231122115534538.htm
[2] Viêm mũi dị ứng
https://taimuihongsg.com/viem-mui-di-ung-thoi-tiet/
[3] Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
https://dantri.com.vn/tu-van/viem-mui-di-ung-o-tre-em-1386528245.htm
[4] Giao mùa, cảnh giác viêm mũi dị ứng tấn công
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/giao-mua-canh-giac-viem-mui-di-ung-tan-cong/
[5] Giao mùa khiến nhiều người bị viêm mũi dị ứng
https://tuoitre.vn/giao-mua-khien-nhieu-nguoi-bi-viem-mui-di-ung-1151986.htm
[6] Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa
TS. BS Trần Bá Thoại
(tổng hợp)