Trang chủ » Thông tin y học » THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN

I. LỜI MỞ 

Hôm nay, nhiều báo chí thông tin bé gái 4 tuổi ở Phú Yên bị rắn cạp nia cắn dẫn đến suy gan thận, sau 5 ngày điều trị tích cực đã không qua khỏi vì các bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc.rắn.

Huyết thanh kháng nọc rắn là gì ? Vì sao nó rất quan trọng?

II. TỔNG QUAN VỀ HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN

  1. ĐỊNH DANH

  Huyết thanh kháng nọc rắn là huyết thanh chứa các globulin miễn dịch, kháng thể, có khả năng trung hoà đặc hiệu một  loại nọc rắn. Huyết thanh này thường được lấy từ các con ngựa khoẻ mạnh đã được gây miễn dịch với một loại nọc rắn (huyết thanh kháng nọc rắn đơn giá) hoặc với một số loại nọc rắn (huyết thanh kháng nọc rắn đa giá).

 2. TÁC DỤNG

Đây là một loại miễn dịch thụ động, pasive immunity, bằng cách sử dụng kháng thể ngoại lai đưa vào cơ thể để có ngay tác dụng điều trị tức thời.

3.  PHÂN LOẠI

  Có nhiều loại nọc rắn tuỳ theo loài rắn và tuỳ theo vùng địa lý mà chúng cư trú. Do đó cần phải dùng một huyết thanh đặc hiệu đối với một hoặc nhiều loại nọc độc.

   Có nhiều loại huyết thanh kháng nọc rắn được điều chế ở các vùng trên thế giới. Điều quan trọng là cần dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu phù hợp với loại rắn độc đã cắn.

   Ở Việt Nam có các loại rắn độc như rắn hổ mang, rắn cặp nong, rắn hổ lục, nhưng cho tới thời điểm này, chưa có cơ sở nào trong nước sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu cho các loài rắn cư trú ở Việt Nam. Duy nhất có Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đang nghiên cứu giai đoạn 3 huyết thanh kháng nọc rắn Hổ đất (Naja Kaouthia Antivenom) và rắn Choàm quạp (Calloselasma Rhodostoma Antivenom)

   Huyết thanh kháng nọc rắn (Crotalidae) đa giá chứa các globulin trung hoà nọc độc, có khả năng trung hoà nọc rắn hổ lục Bắc Mỹ và Nam Mỹ, bao gồm rắn đuôi chuông (Crotalus, Sistrulus), rắn hổ mang (Agkistrodon gồm cả Agkistrodon halys của Triều Tiên và Nhật Bản), các loài Bothrops, rắn đuôi chuông nhiệt đới (Crotalus durissus và các loài tương tự), Agkistrodon bilineatus và Lachesis mutus của Trung Mỹ và Nam Mỹ).

4. CHỈ ĐỊNH 

 Sau khi bị rắn cắn, khú có thể đánh giá mức độ nặng trong một vài giờ đầu, nên cần phải đánh giá lại khi nhiễm độc tiến triển. Không phải tất cả rắn độc hổ lục (Vipe) cắn đều gây độc mà chỉ có khoảng 20% cho nọc độc mà thôi.

   Huyết thanh kháng nọc rắn (Crotalidae) đa giá chỉ có tác dụng đối với các loài rắn hổ lục (Vipe) kể trên; không tác dụng đối với rắn san hô (Coral snake).

 5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Không có bất cứ một chống chỉ định nào khi vết rắn cắn đe doạ tính mạng hoặc một chi.

Việc dùng cho người dị ứng với huyết thanh ngựa, do bệnh sử hoặc do kết quả xột nghiệm tính mẫn cảm, đũi hỏi phải xem xột cẩn thận và phải có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn, cũng như kinh nghiệm trong việc điều trị các phản ứng dị ứng tức thì (phản vệ).

   6. THẬN TRỌNG :

   Tiền sử hen, mày đay hoặc các biểu hiện dị ứng khác.

   Phải làm test trong da cho bất cứ người bệnh nào, trước khi dùng thuốc.

    Cần theo dõi liên tục các phản ứng phụ có thể xảy ra.

    Rất thận trọng khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn cho người đang dùng thuốc chẹn beta, kể cả thuốc chẹn beta chọn lọc đối với tim.

iii THAM KHẢO

[1]https://en.wikipedia.org/wiki/Snake_antivenom#:~:text=Snake%20antivenom%20is%20a%20medication,is%20a%20type%20of%20antivenom.&text=It%20is%20a%20biological%20product,as%20a%20horse%20or%20sheep.

[2] https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/snake-antivenom

[3] https://www.nih.org.pk/products-custom/cobra-naja-naja/

[4] https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/264980/PMC2536242.pdf?sequence=1&isAllowed=y

[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2700615/

                                                                                                                 TS.BS Trần Bá Thoại