I. LỜI MỞ
Trong tình hình bệnh tay-chân-miệng bùng phát, hai thông tin cực vui đến với nhiều phụ huynh có con nhở:
(1) Ngày 4/7, VNExpress đăng tin, Bộ Y tế đang xem xét phê duyệt vaccine phòng bệnh tay chân miệng, có khả năng ngừa virus EV71 tiêm vào năm sau 2024. Đây là vaccine được Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia (NHRI) của Đài Loan thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai vào năm 2010-2017, với 425 trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi.
Vaccine thử nghiệm giai đoạn ba tại Việt Nam và Đài Loan với trên 3.000 trẻ. Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM là đơn vị phối hợp triển khai tại Việt Nam. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Bộ Y tế) thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho phép triển khai thử nghiệm năm 2019-2021 với nhóm trẻ từ hai tháng tuổi đến dưới 6 tuổi, sống tại 6 huyện thuộc hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Ngày 4/7, bác sĩ Nguyễn Trọng Toàn, Phó giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP HCM, cho biết sau thử nghiệm giai đoạn ba, Hội đồng đạo đức nghiệm thu, ghi nhận vaccine giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh tay chân miệng do EV71 ở bất kỳ độ nặng nào [20]
(2) Sáng 10/7, tại buổi tọa đàm Tiêm chủng vaccine an toàn – nâng cao nhận thức cộng đồng do Báo Tuổi trẻ và Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức, PGS.TS Lê Việt Dũng-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, vaccine tay chân miệng đã được nhập khẩu về Việt Nam, và sau khi hoàn thành các bước đánh giá an toàn, chất lượng… sẽ được cơ quan chức năng xem xét đưa ra thị trường [21]
Bài viết là tổng quan về quy trình phát triển một vaccine phòng bệnh
II. QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN VACCINE
Phát triển một vaccine phải đi qua các bước cơ bản sau:
1. Bước 1 Phân lập và nuôi cấy mầm bệnh
Nhờ phân lập và nuôi cấy được mầm gây bệnh, các nhà khoa học mới tìm hiểu được cấu trúc, các nhân lên, đặc biệt là biết được yếu tố, protein có tính kháng nguyên… Đây là bước đầu cơ bản để thiết kế một kế hoạch khoa học cho cả quy trình sản xuất, bắt đầu từ một nhiễm trùng “mô phỏng” bắt chước một trường hợp nhiễm bệnh thật sự.
2. Bước 2 Thử nghiệm tiền lâm sàng
Sau khi sản xuất, trước khi thử nghiệm trên người, vaccine mới sẽ trải qua quá trình điều tra cẩn thận trong phòng thí nghiệm, sau đó là thử nghiệm trên động vật.
Vaccine tiềm năng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ tinh khiết cần thiết và khả năng kích thích miễn dịch thích hợp. Hiệu quả của việc thêm bất kỳ hệ thống bổ trợ nào cũng sẽ được đánh giá. Các thử nghiệm trên động vật này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý.
3. Bước 3 Thử nghiệm lâm sàng
Sau thử nghiệm tiền lâm sàng, vaccinemới được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, trực tiếp trên cơ thể con người qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1 Thử nghiệm ở một nhóm rất nhỏ, đôi khi chỉ khoảng 5-6 người, giúp loại bỏ các vấn đề an toàn chính và tìm ra liều lượng phù hợp cho bước tiếp theo trong quy trình thử nghiệm.
* Giai đoạn 2I Tiêm vaccinecho nhiều người hơn, từ 100 đến 200 người, có khi thử nghiệm đến cả 1000 người. Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu muốn xem liệu vaccinecó đáp ứng miễn dịch phù hợp hay không và theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
* Giai đoạn 3 Thường có cả chục ngàn tình nguyện viên khỏe mạnh để nhà sản xuất có cơ hội nhận định tốt hơn về hiệu quả cũng như các vấn đề hiếm gặp không xuất hiện trong giai đoạn II, để quyết định cho việc đưa vaccinevào sử dụng đại trà để ngăn ngừa bệnh.
4. Bước 4 Phê duyệt-chấp thuận
Tất cả thông tin và dữ liệu được thu thập trong quá trình phát triển và thử nghiệm vaccinemới phải được trình cho các cơ quan quản lý có liên quan ở cấp khu vực và cấp quốc gia. Giải trình tất cả các câu hỏi của các nhà quản lý phải được trả lời đầy đủ để đảm bảo tính thống nhất của các tiêu chuẩn.
5. Bước 5 Theo dõi-hậu đánh giá (kiểm tra)
Sau khi ra thị trường, vaccinetiếp tục được theo dõi chặt chẽ ở các cấp độ khác nhau để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của nó chặt chẽ và thực tế. Việc theo dõi, đánh giá lâu dài, liên tục cũng là một điều kiện do các cơ quan quản lý cập nhật hiệu quả và cho phép sử dụng vaccinerộng rãi hơn so với đánh giá đầu tiên.
Những vaccine ngừa virus đã được sản xuất
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
Vì quá trình sản xuất phức tạp và nhiều trình tự như trên, một vaccine mới từ khi lên kế hoạch thực hiện đến khi được chấp thuận cho sử dụng đại trà cần khá nhiều thời gian.
Theo thống kê y học, với 27 loại vaccine phòng bệnh lây nhiễm đã được chấp thuận dùng đại trà hiện nay, thời gian để phát triển một vaccinelà 27 ± 17,7 năm (4-68 năm), có những vaccine như HIV, sốt rét vẫn chưa hoàn thành [6].
- Rabies – 4 years, 1881-1885 (Schwartz, 2001; Wikipedia)
- Rubella – 7 years, 1962-1969 (Wikipedia)
- Pertussis – 8 years, 1906-1914 (CDC, 2017)
- Measles – 9 years, 1954-1963 (Rice, 2017a)
- Influenza – 14 years, 1931-1945 (WHO, 2009 , p104; Wikipedia)
- Japanese encephalitis – 20 years, 1934-1954 (Artenstein (ed.), 2010, p317; Barrett, 2014, p4)
- Polio – 20 years, 1935-1955 (CDC, 2017; Wikipedia 1; Wikipedia 2; Wikipedia 3)
- Tuberculosis – 21 years, 1900-1921 (Rice, 2017b)
- Mumps – 22 years, 1945-1967 (ProCon, 2017)
- HPV – 23 years, 1983-2006 (WHO, 2009, p116-117; Wikipedia)
- Hepatitis A – 24 years, 1967-1991 (Melnick, 1995; Wikipedia)
- Rotavirus – 26 years, 1980-2006 (Wikipedia 1; Wikipedia 2)
- Smallpox – 26 years, 1770-1796 (Boylston, 2012; Wikipedia)
- Yellow Fever – 27 years, 1912-1939 (Wikipedia; Frierson, 2010)
- Cholera – 30 years, 1854-1884 (WHO, 2009, p104; Wikipedia)
- Chickenpox – 34 years, 1954-1988 (CDC, 2015; Wikipedia)[9]
- Hepatitis B – 38 years, 1943-1981 (CDC, 2017)
- Tick-borne encephalitis – 39 years, 1937-1976 (Wikipedia; WHO, 2016, Slide 5; Baselli, et. al., 2011)
- Diptheria – 40 years, 1883-1923 (WHO, 2009, p106; Rice, 2017c)
- Tetanus – 40 years, 1884-1924 (CDC, 2017)
- Hib disease – 44 years, 1933-1977 (Wikipedia 1; Wikipedia 2)
- Ebola – ~46? years, 1976-2022(?) (Johnson, Lange, Webb, & Murphy, 1977; Pattyn, et. al., 1977; Lupton, et. al., 1980)
- HIV – ~46? years, 1984-2030(?) (Esparza, 2013; Hecht & Jameson, 2011)
- Typhoid – 58 years, 1838-1896 (Wikipedia 1; Wikipedia 2)
- Malaria – ~58? years, 1967-2025(?) (GAVI, 2016; Wikipedia)
- Pneumococcal disease – 66 years, 1911-1977 (CDC, 2017)
- Meningitis – 68 years, 1906-1974 (Flexner & Jobling, 1907; CDC, 2015)
Lịch sử phát triển 27 vaccine đang sử dụng [6]
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ gene di truyền, thời gian để phát triển một vaccine phòng bệnh đã giảm xuống rất nhiều, nhưng ít nhất cũng cần khoảng một năm. Ví dụ: Năm 2002-2003 dịch SARS xảy ra, các nhà khoa học phải mất 20 tháng sau mới có vaccine thử nghiệm trên người khi dịch bệnh đã được kiểm soát; Năm 2015 dịch Zika bùng phát, các nhà khoa học cũng mất khoảng 6 tháng để phát triển được vaccine cho virus này.
IV. BÀN VÀ KẾT LUẬN
Về lý thuyết, khi đã phân lập và nuôi cấy thành công mầm bệnh, con người đã qua được bước quan trọng đầu tiên: xác định được kháng nguyên để tạo vaccine tương ứng.
Với sự tiến bộ trong công nghệ gene, đoạn acid nucleic mã hoá cho protein gai S (spike protein) của virus có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch trong cơ thể người mà không gây bệnh cho người được tiêm vaccine khiến việc sản xuất nhanh hơn rất nhiều, chỉ cần biết trình tự hệ gen của virus mà không cần thực hiện trên mẫu virus thật. Bà Kate Broderick, dẫn đầu dự án sản xuất vaccine SARS-CoV-2 của Inovio tuyên bố, chỉ 3 giờ sau khi Trung Quốc cung cấp trình tự bộ gene công ty đã có thể thiết kế sản xuất vaccine !
Nhưng trong thực tế, chỉ khoảng 22% vaccine được phát triển được thành công, nghĩa là đến 4,5 nghiên cứu thất bại mới có 1 vaccine khả thi [6], và nhiều mầm bệnh đã được xác định, dày công nghiên cứu, đến nay vẫn chưa phát triển được vaccine phòng bệnh. Điển hình là các bệnh sốt rét, HIV, Ebola…
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Garvan, ĐH New South Wale, Úc, hiện nay đã có đến 4 chủng coronavirus sống chung với con người và gây ra cảm cúm mỗi năm, và tương lai có thể chúng ta phải chấp nhận sống chung SARS-CoV-2 như là thành viên thứ 5 của họ coronavirus này.
V. THAM KHẢO
[1] How are new vaccines developed ?
https://www.vaccinestoday.eu/stories/how-are-new-vaccines-developed/
[2] How we develop new vaccines
https://www.gsk.com/en-gb/research-and-development/development/how-we-develop-new-vaccines/
[3] Making vaccines: process of vaccine development
[4] Vaccine development
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/vaccine-development
[5] Vaccine production techniques
https://www.slideshare.net/Drvijayata/vaccine-production-techniques
[6] How long does it take to research and develop a new vaccine?
[7] Coronavirus: Scientists race to develop a vaccine
https://www.bbc.com/news/health-51299735
[8] Chinese scientists race to develop vaccine for nCoV
[9] Scientists race to develop vaccine for coronavirus
http://www.theindependentbd.com/printversion/details/234671
[10] Scientists race to develop vaccine for coronavirus. Experts say it could take over a year
[11] Researchers are racing to make a coronavirus vaccine d
https://www.nytimes.com/2020/01/28/health/coronavirus-vaccine.html
[12] Hồng Kông chế được vaccinevi rút viêm phổi Vũ Hán
[13] Trung Quốc bắt đầu phát triển vaccine chống virus Corona
http://kinhtedothi.vn/trung-quoc-bat-dau-phat-trien-vac-xin-chong-virus-corona-363404.html
[14] Anh đã phát triển vaccinecho virus corona chỉ sau 14 ngày?
[15] Gấp rút phát triển vắcxin ngừa virus corona
https://vnexpress.net/khoa-hoc/gap-rut-phat-trien-vacxin-ngua-virus-corona-4048326.html
[16] Israel bắt tay phát triển vaccinephòng chống virus Corona
[17] Bao nhiêu loại vaccinevà cách điều trị corona đang được nghiên cứu?
[18] GS Nguyễn Văn Tuấn: Ba kịch bản cho dịch bệnh virus Corona
[19] COVID-19 vaccines
https://en.wikipedia.org/wiki/COVID-19_vaccine
[20] Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng ngừa chủng nguy hiểm nhất
Việt Nam sắp có vaccine tay chân miệng ngừa chủng nguy hiểm nhất
[21] Bộ Y tế: Việt Nam sắp có vaccine phòng bệnh tay chân miệng
https://www.msn.com/vi-vn/news/national/b%E1%BB%99-y-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-s%E1%BA%AFp-c%C3%B3-vaccine-ph%C3%B2ng-b%E1%BB%87nh-tay-ch%C3%A2n-mi%E1%BB%87ng/ar-AA1dFgSV
[22] Enterovirus 71
https://www.who.int/teams/health-product-policy-and-standards/standards-and-specifications/vaccine-standardization/enterovirus-71
TS. BS Trần Bá Thoại
Uỷ viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM