Vốn là một giáo viên dạy tiếng Anh ở Đà Nẵng, thầy Nguyễn Vạn Phú có nhận xét về phần dịch tiếng Anh trong các phôi bằng tốt nghiệp vừa được Bộ Giáo dục & Đào tạo in ra…..Nói chung, hơi buồn vì chỉ việc “nhỏ như con thỏ” này mà cái bộ “quan trọng bậc nhất” phụ trách chuyện “trăm năm trồng người” cũng không nghiêm túc làm cho nên đầu nên đũa. Việc lớn hơn chắc mấy ổng “quậy” nhiều hơn !!!
Xin post lại bài viết đăng trên TTO
Trần Bá Thoại
Thứ Sáu, 19/03/2010, 04:01 (GMT+7) Giáo dục dưới mắt mọi người
PHÔI BẰNG: PHẦN TIẾNG ANH CŨNG SAI
TT – Phần tiếng Anh trên phôi bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT in ấn và phát hành cũng bị sai những lỗi rất đáng tiếc.
Những lỗi này là do sự không nhất quán. Phần đầu đã dùng đúng phong cách viết bằng của nước ngoài: (hiệu trưởng trường…) confers the Decree of Associate upon…, born on… Nhưng tiếp theo đó văn phong của bằng lại quay về kiểu cũ, dịch sát các từ “ngành đào tạo”, “xếp loại tốt nghiệp”, “hình thức đào tạo” nên phần tiếng Anh rất lúng túng.
Ví dụ từ “major in” lẽ ra phải dịch thành “majoring in”, hay “with a major in” mới đúng về mặt ngữ pháp; cụm từ “mode of study” lẽ ra phải giải thích thẳng “full-time course” hay “on-the-job training” hay “distance learning”. Từ “ranking” trong tiếng Anh không có nghĩa xếp loại tốt nghiệp theo kiểu trung bình, khá, giỏi; muốn diễn đạt khái niệm này, người ta ghi thẳng vào bằng (tùy từng nước) như “Cum Laude – with honor”, “First Class Honours”, hay “Hons” viết ngay sau tên bằng.
Nếu phần tiếng Anh viết thành một câu hoàn chỉnh như bằng nước ngoài sẽ tránh được các lỗi trên.
Đến lượt các trường ghi thêm phần của mình sẽ xuất hiện những lỗi sai khác, như “trung bình – khá” được dịch thành “credit”; chính quy được dịch thành “main-stream system”!
Với những văn bản quan trọng như vậy, lẽ ra Bộ GD-ĐT nên mời người nước ngoài hiệu đính giùm.
Và thật ra bằng cấp nước nào thì ghi bằng tiếng nước đó, thêm phần tiếng Anh vào là không cần thiết.
NGUYỄN VẠN PHÚ