Trang chủ » Chưa phân loại » HbA1c (Glycated Hemoglobin) in DM

HbA1c (Glycated Hemoglobin) in DM

HbA1c VÀ GLUCOSE MÁU

TS.BS Trần Bá Thoại (Bệnh viện Đà Nẵng)

HbA1c là gì ?

Huyết cầu tố, ký hiệu viết tắt trong y học là Hb, là phân tử hóa học màu đỏ chứa trong tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của Hb là mang ô-xy (dưỡng khí) từ phổi đến mọi tế bào cơ thể và mang các-bô-níc (thán khí) từ tế bào về phổi để thải ra ngoài. Nhưng khi lưu hành trong máu để làm chức năng hô hấp  có một tỷ lệ nhỏ Hb này sẽ gắn kết với glucose trong máu (glycate hóa) để tạo nên phân tử HbA1c (huyết cầu tố glycate hóa).

Tương quan giữa nồng độ glucose máu và tỷ lệ HbA1c

Tỉ lệ phần trăm HbA1c có tương quan thuận rõ rệt với nồng độ glucose máu người đái tháo đường càng nặng thì nồng độ đường máu càng cao và đương nhiên tỉ lệ HbA1c % cũng tăng cao theo tương ứng.

Bao lâu cần xác định tỷ lệ HbA1c ?

HbA1c nằm trong hồng cầu và như vậy Hb cũng tồn tại theo hồng cầu. Hồng cầu sống từ 100 đến 120 ngày, cho nên HbA1c cũng tồn tại thời gian đó. Do đó có thể nói rằng HbA1c là nồng độ glucose máu “trung bình” của  bệnh nhân đái tháo đường trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng; hay là người bệnh chỉ cần đo tỷ lệ HbA1c %  mỗi 2 hoặc 3 tháng một lần.

Ưu điểm lớn nhất là tỉ lệ HbA1c % luôn đồng nhất trong một khoảng thời gian khá dài. Trong khi nồng độ glucose máu dao động và liên hệ chặt chẽ với bữa ăn: trước ăn hoặc nhịn đói thì đường máu hạ thấp, sau ăn đường máu tăng cao lên, thì tỷ lệ % HbA1c không đổi, do đó chúng ta có thể cho định lượng HbA1c để xác định đái tháo đường bất cứ lúc nào: khi mới ăn no xong, khi đói, khi bị hạ đường huyết thậm chí sau khi đã được tiêm chuyền glucose vào tĩnh mạch.

Xét nghiệm tỷ lệ % HbA1c rất hiệu quả, giúp bác sĩ chẩn đoán gián biệt bệnh, đặc biệt khi bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê, có chuyền đường ở tuyến dưới, không rõ tiền sử có đái tháo đường hay không. Trong những tình huống này xét nghiệm đường máu bất kỳ (casual blood glucose) thường quá cao nhưng không hẳn là do bệnh nhân bị đái tháo đường!!!

Hình 5: HbA1c đứng yên trong khi glucose dao động.