Trang chủ » BÀN LUẬN » GENE, DNA VÀ BỆNH UNG THƯ (genes, DNA and cancer)

GENE, DNA VÀ BỆNH UNG THƯ (genes, DNA and cancer)

   I. DNA VÀ GENE

  Bên trong mọi tế bào trong cơ thể đều có một cấu trúc gọi là nhân. Đây là trung tâm điều khiển của tế bào. Bên trong nhân có 23 cặp nhiễm sắc thể. Đây là những chuỗi DNA dài.

    Nhiễm sắc thể là một chuỗi hai phân tử DNA deoxyribonucleic acid  xoắn kép với nhau như một cái thang xoay.

    Bên trong mỗi tế bào có hơn 2 mét DNA cuộn rất chặt nhau nên và nằm gọn trong nhân. DNA là đoạn mã gene chứa tất cả các hướng dẫn cho tế bào hoạt động. Con người có tổng cộng khoảng 25.000 gen.

    Con người thừa hưởng một nửa DNA từ mẹ và một nửa từ bố, mang theo tất cả thông tin cá nhân như màu da, màu tóc, chiều cao.v.v….

   II. GENE BỊ LỖI GÂY UNG THƯ THẾ NÀO

   Gene lỗi (faulty genes) xảy ra khi tế bào phân chia. Những lỗi này được gọi là đột biến. Đột biến có thể xảy ra trong suốt cuộc đời con người trong các quá trình tự nhiên. Những yếu tố nguy cơ khác gây lỗi trong tế bào gồm:

   1. Bức xạ năng lượng cao (ion hóa), chẳng hạn như tia X

   2. Tia cực tím từ mặt trời

   3. Một số chất độc trong thực phẩm

   4. Khói thuốc lá

   5. Hóa chất độc trong môi trường sống

   6. Thừa hưởng một số gen bị lỗi từ cha mẹ

   Thông thường các tế bào sẽ tự sửa chữa các lỗi gen của chúng. Khi tổn hại rất nặng, tế bào sẽ tự hủy, hoặc hệ thống miễn dịch nhận ra bất thường và tiêu diệt, bảo vệ con người khỏi bệnh ung thư.

   Đôi khi những đột biến ở các gen quan trọng nhưng tế bào không phát hiện được để chỉnh sửa, tế bào bắt đầu nhân lên ngoài tầm kiểm soát dẫn đến ung thư.

   IV. BỐN GENE CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA TẾ BÀO

   Hầu hết các khối u đều có bản sao bị lỗi của một hay nhiều hơn các loại gene này

   1. Gen kích thích tế bào nhân lên, gen gây ung thư (oncogenes)

   Bình thường, gene gây ung thư là những gene ra lệnh cho tế bào nhân lên và phân chia. Ở người lớn, gene này  không hoạt động xảy ra thường xuyên.

  Khi hoạt động, các gene này tăng tốc độ tăng trưởng của tế bào không kiểm soát khiến tất cả các tế bào phát triển liên tục và ung thư xảy ra.

   2. Gene ngăn chặn tế bào nhân lên, gene ức chế khối u (tumour suppressor genes)

   Thông thường các tế bào sẽ sửa chữa các lỗi gene của chúng. Khi tổn thương nặng, các gen ức chế khối u có thể ngăn chặn tế bào phát triển và phân chia.

   Đột biến ở các gene ức chế khối u  khiến tế bào không còn hiểu được mệnh lệnh ngừng phát triển. Các tế bào sau đó có thể bắt đầu nhân lên ngoài tầm kiểm soát và dẫn đến ung thư.

   Gene ức chế khối u được biết đến nhiều nhất là p53. Các nhà nghiên cứu cho biết, gene p53 bị hư hỏng hoặc bị thiếu trong hầu hết các bệnh ung thư.

   3. Gene sửa chữa các gene bị hư hỏng khác, gene sửa chữa DNA

   DNA trong tế bào trong cơ thể chúng ta luôn có nguy cơ bị hư hỏng. Nhưng tế bào chứa nhiều protein khác nhau có nhiệm vụ sửa chữa DNA bị hư hỏng này, và hầu hết các tổn thương DNA đều được sửa chữa ngay lập tức nhờ những protein này.

   Nhưng khi gene tạo ra protein sửa chữa DNA bị hư hỏng khả năng tự sửa chữa sẽ giảm sút hoặc không còn. Vì thế, các lỗi sẽ tích tụ ở các gene khác và theo thời gian sẽ tạo điều kiện cho ung thư hình thành.

   Các nhà khoa học cho thấy, các gen sửa chữa DNA hỏng ở một số bệnh ung thư như ung thư hệ tiêu hóa.

   4. Các gene ra lệnh cho tế bào chết, gene tự hủy (self destruction genes)

   Là các gene ra lệnh cho tế bào tự hủy nếu nó trở nên quá già hoặc bị hư hỏng. Điều này được gọi là tự chết apoptosis hoặc tế bào chết theo chương trình. Đây là một quá trình rất phức tạp và quan trọng. Các tế bào thường chết bất cứ khi nào có sự cố xảy ra để ngăn ngừa ung thư hình thành.

   Có nhiều gen và protein khác nhau liên quan đến quá trình apoptosis. Nếu những gen này bị hư hỏng, một tế bào bị lỗi có thể tồn tại thay vì chết và trở thành tế bào ung thư.

.https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/what-is-cancer/genes-dna-and-cancer