Trang chủ » Chưa phân loại » CHẶN CÚM NGAY “CỬA NGÕ”

CHẶN CÚM NGAY “CỬA NGÕ”

   CHẶN CÚM A/H1N1 NGAY “CỬA NGÕ” !

                  Trần Bá Thoại 

     Nghiên cứu cho thấy trong bệnh nhiễm trùng nói chung, việc điều trị sớm, khi vi trùng, siêu vi trùng chưa có điều kiện nhân lên, sinh sôi nẩy nở bao giờ cũng tốt hơn là để quá muộn màng.

    Tất cả các virus cúm, kể cả cúm A/H51N1 và A/H1N1, cửa ngõ, nơi tấn công đầu tiên là đường hô hấp trên, cụ thể là mũi họng, tại đây chúng làm tổn thương các tế bào biểu mô, gây viêm và phù nề. Sau đó virus sẽ xâm nhập vào trong tế bào, nhờ men neuraminidase, rồi chiếm nhân và nhân lên vô số phiên bản mới. Các thuốc ức chế virus như Tamiflu (oseltamivir) và Relenza (zanamivir) đều có chung tác dụng là ức chế men neuraminidase của virus cúm, khi men này bị khóa virus sẽ không xâm nhập được vào trong tế bào và không thể nhân lên, sinh sôi nẩy nở được. Đặc biệt Relenza dạng xịt, “hít mũi họng”, sẽ cô đậm ở mũi họng và phổi, những nơi đầu tiên virus đi vào. Nhược điểm của Relenza xịt là thuốc phải hạn chế dùng cho những người hen suyễn và viêm phổi tắt nghẽn mãn tính.

     Theo TS.BS Trần Tịnh Hiền, GĐ Bệnh viện Y học nhiệt đới TP. HCM,  thì hầu hết các ca tử vong thường có bệnh mãn tính kèm và bệnh nhân lại vào viện trể, sau khi phát bệnh từ 5 đến 6 ngày. Vào thời điểm này, virus đã phát tán rộng, có tiến triển nặng, tổn thương phổi đã lan rộng và Tamiflu không có tác dụng hiệu quả nữa.

     Các nhà dịch tể trên thế giới thống nhất rằng, với tình hình đại dịch cúm A/H1N1 đang lan tràn như hiện nay, dù cẩn thận “mang găng, bịt mát”, chúng ta cũng rất khó tránh không tiếp xúc, đụng chạm với chúng. Cho nên, vấn đề mấu chốt trong phòng ngừa ở đây không chỉ là “ngăn cản sự tiếp xúc với siêu vi A/H1N1”, quan trọng hơn chính là tìm cách chận đứng sự nhân lên của virus, ngay tại cửa ngõ vào cơ thể, tức là ngay tại mũi họng, hô hấp trên.

      Do đó, bên cạnh việc mang khẩu trang ở nơi đông người tránh lây lan virus cúm, những biện pháp cộng đồng đơn giản để chận đứng sự phát triển virus tại đường vào là:

    1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thông dụng, đây là cách hữu hiệu để ngăn cản sự lây lan virus từ vật dụng. Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH Garvan, Úc) những biện pháp vệ sinh cá nhân đơn giản, như việc rửa tay bằng xà phòng cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm A H1N1 đến 42%.

   2. Tránh sờ tay lên da mặt, lên mũi họng là nơi virus sẽ vào cơ thể,

   3. Súc miệng nhiều lần với nước muối hay “dung dịch súc miệng” chuyên dụng, một số chuyên gia cho rằng việc uống nước ấm nhiều lần trong ngày cũng góp phần phòng bệnh, virus sẽ chết khi vào dạ dày.

   4. Xỉ mũi sạch, vệ sinh mũi ít nhất mỗi ngày một lần,

   5. Xông hít các loại “dầu gió” có tinh dầu như: dầu sả, dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu tràm… Tin vui, tháng 10 /2009, công trình nghiên cứu “Tác dụng ức chế virus A/H1N1 của chế phẩm EMCARE ”, do OPODIS Pharma thực hiện, đã được Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xác nhận. Emcare là một dầu thuốc dùng để “vệ sinh hô hấp”, phòng ngừa các bệnh do nhiễm khuẩn hô hấp trên chứa α-Terpineol chiết từ tinh dầu tràm, vốn đã được dân ta sử dụng lâu đời, đặc biệt dùng cho sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.

   6. Ngậm các loại kẹo có tinh dầu, đặc biệt kẹo tinh dầu tràm.

    Tóm lại, vì đường hô hấp là ngõ vào chính của virus cúm. Phòng ngừa sớm và đúng cách bằng các biện pháp vệ sinh hô hấp nêu trên là thiết thực, khả thi và dễ thực hiện. Đây cũng là một nội dung trong chỉ đạo phòng ngừa và điều trị cúm A/H1N1 của Bộ Y Tế Việt Nam.