Trang chủ » CHUYỆN HAY » CẤY IMPLANTS VÀO NÃO VÀ TỦY SÔNG GIÚP NGƯỜI LIỆT CÓ THỂ ĐI LẠI ĐƯỢC

CẤY IMPLANTS VÀO NÃO VÀ TỦY SÔNG GIÚP NGƯỜI LIỆT CÓ THỂ ĐI LẠI ĐƯỢC

   Năm 2011, Gert-Jan Oskam, Hà Lan, bị tai nạn xe máy thảm khốc tại Trung Quốc khiến anh bị liệt từ hông trở xuống. Mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện việc cấy implants điện tử vào não và tủy sống đã giúp cho anh kiểm soát lại phần thân dưới của mình và đi lại được.
   Ngày 24/5, kết quả ca nghiên cứu cấy implants do Đại học Lausanne Thụy Sĩ thực hiện này đã được báo cáo. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới kích thích được cả tủy sống và não, cho phép truyền tín hiệu cải thiện chấn thương.
   Các nhà khoa học đã cấy vào giữa não và tủy sống của Oskam một “cầu nối kỹ thuật số” để giảm thiểu các chấn thương, giúp anh ta có thể đứng, đi bộ và leo dốc chỉ với sự hỗ trợ của khung tập đi. Hơn một năm sau khi cấy ghép, anh ta vẫn giữ được khả năng vận động và có dấu hiệu phục hồi thần kinh, đi lại được bằng nạng ngay cả khi đã tắt thiết bị cấy ghép.
   Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã tận dụng bộ giải mã suy nghĩ trí tuệ nhân tạo để đọc các ý nghĩ của Oskam, phát đi dưới dạng điện tín và ghép chúng với chuyển động cơ. Sau đó, họ bổ sung cầu nối kỹ thuật số vào các phần bị thương của cột sống.
   Để làm được điều này, các chuyên gia đã cấy điện cực vào hộp sọ và cột sống của ông Oskam. Sau đó, nhóm sử dụng chương trình học máy (machine learning) để quan sát phần nào của bộ não sáng lên khi ông cố gắng di chuyển những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Bộ giải mã suy nghĩ có thể khớp hoạt động của một số điện cực với những mục đích cụ thể, khi ông Oskam cố gắng cử động mắt cá chân hay hông.
   Tiếp đến, các nhà khoa học sử dụng thuật toán khác để kết nối não với cột sống, từ đó gửi tín hiệu khác nhau đến bộ phận của cơ thể và kích hoạt chuyển động. Vì các tín hiệu được gửi đi sau mỗi 300 mili giây, ông Oskam có thể nhanh chóng điều chỉnh suy nghĩ.
   Tại cuộc họp báo, Grégoire Courtine, chuyên gia về tủy sống tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết, “Chúng tôi đã nắm bắt được suy nghĩ của Gert-Jan và tìm cách biến những suy nghĩ này thành xung động với tủy sống để thiết lập lại chuyển động tự nguyện của cơ thể”
  Dù thiết bị này mới được thử nghiệm thành công ở một người, nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ triển khai nó cho những người khác, mở rộng cơ hội cho những bệnh nhân bị liệt trên thế giới, không chỉ khôi phục cử động của chân mà còn cả cánh và bàn tay sau chấn thương tủy sống và đột quỵ.
 [1] https://www.usatoday.com/story/news/health/2023/05/24/paralyzed-man-walks-brain-spine-implants-study/70250113007/
 [2] https://www.usnews.com/news/health-news/articles/2023-05-24/hi-tech-implant-helps-paralyzed-man-walk-more-naturally
 [3] https://www.theguardian.com/science/2023/may/24/paralysed-man-walks-using-device-that-reconnects-brain-with-muscles
 [4] https://english.elpais.com/science-tech/2023-05-24/a-quadriplegic-man-walks-again-thanks-to-a-digital-bridge-between-his-brain-and-spinal-cord.html
 [5] https://www.nbcnews.com/health/health-news/brain-spine-implants-restored-movement-paralyzed-man-rcna85586 
 [6] https://tuoitre.vn/thiet-bi-dien-tu-moi-giup-nguoi-bi-liet-12-nam-di-lai-leo-cau-thang-2023052517362315.htm
                                                                               
                                                                                                 TS.BS Trần Bá Thoại biên dịch