TẢN MẠN VỀ NHÀ VỆ SINH
TRẦN BÁ THOẠI
Trong tứ khoái của con người: ăn, ngủ,…thì vệ sinh nằm vị trí “chót”; nhưng trong cuộc sống thường nhật, vệ sinh lại rất quan trọng: (1) quá nhiều bệnh truyền nhiễm lan truyền qua phân, nước rác.. (2) động tác rửa tay thấy rất đơn giản nhưng đó là một phương cách y học hữu hiệu để phòng ngừa sự lây lan nhiều bệnh nhiễm…(3) nhiều trường học, bệnh viện…bị kêu ca vì nhà vệ sinh kém chất lượng, học trò phải “nín” chờ về nhà, (4) khá nhiều du khách đến Việt Nam một lần và không bao giờ trở lại với một lý do quá “đơn giản”: khâu giải quyết vệ sinh quá tệ nếu không muốn nói là bết bát.
* Một bệnh viện đúng nghĩa, chính là nơi để khám và chữa bệnh, hướng dẫn phòng bệnh, cũng là nơi làm gương mẫu cho người dân về lối sống, vệ sinh môi trường. Nhà vệ sinh bệnh viện trên lý thuyết phải là chuẩn mực, nhưng hiện nay ở Việt Nam chúng ta, có thể nói rằng hệ thống vệ sinh của đa số bệnh viện là chưa đạt yêu cầu, từ khâu thiết kế, phân bố đến sử dụng hợp lý…đa số nhà vệ sinh đều thiếu nước dội và giấy lau… có người còn đùa về sự tệ hại của nhà vệ sinh bệnh viện bằng ví von “chuột chạy ba chân” vì nó sợ đạp “cái không đau, đi cà nhắc”…
Bộ trưởng NGUYỄN THIỆN NHÂN kiểm tra nhà vệ sinh
* Vào các trường học, từ tiểu học cho đến đại học, tình hình cũng không mấy khác: nhiều nhà vệ sinh chỉ có tác năng là nơi phóng uế không hơn không kém, học sinh “bí quá” mới vào.
* Đến các nơi công cộng, thì ôi thôi miễn bàn (speechless), nhiều bến xe, nhà ga thậm chí phi trường “quốc tế” cũng chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu tối thiểu. Hành khách “cực chẳng đã” phải nín thở cho xong…
* Các tour tham quan, du lịch hình như người ta “quên” hoặc không có đặt tầm quan trọng của khâu vệ sinh, rác thải…Rác du khách thải bừa ra nơi công cộng, còn giải quyết nhu cầu cá nhân bèn chọn bụi cây, bờ tường khuất, nhờ người than làm cảnh giới “ chỗ kín” mà giải quyết…
Theo tôi, vấn đề cần lưu ý ở đây hoàn toàn không phải về tài chánh mà là hậu quả của tư duy: không coi nhu cầu, vấn đề vệ sinh là tối cần thiết. Nhiều công trình, dịch vụ chủ đầu tư sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để lo giới thiệu, phô trương trong khi “quên” để ý nhu cầu vệ sinh là rất tế nhị nhưng hết sức “nhạy cảm”.
Năm rồi, khi xuống khảo sát tâm tư nguyện vọng của học sinh trung, tiểu học, nhiều em đã nói thẳng với những nhà lãnh đạo mơ ước đơn giản: nhà trường bố trí nhà vệ sinh sạch sẽ để các em không phải “nín” khi đi học. Gần đây nhiều trường học ở TP HCM đã bắt đầu đổi mới “tư duy” về nhu cầu này, có trường còn cải tiến đưa nhạc, tranh vào nhà vệ sinh…. Một chi tiết rất đáng để ý là sau khi tổ chức những nhà vệ sinh “văn hóa”, cấp tiến này các nhà giáo dục mới “bật ngữa” ra là chi phí đâu quá lớn, tính đổ đồng là khoảng gần 100 ngàn/ mỗi học sinh !!!
Nhà vệ sinh trường Tiểu học TRẦN BÌNH TRỌNG (Q5 TP HCM)
Việc đem nhạc, họa vào nhà vệ sinh có từ thời quân chủ phong kiến xa xưa, và cũng được bố trí khá lâu rồi nhiều nhà vệ sinh trong các quán ăn, trạm xe tư nhân…Cần nhắc lại lần nữa ở đây là cách đặt vấn đề như thế nào của những người “trách nhiệm”.
MỜI XEM CÁC KIỂU TOILETS “ĐỘC ĐÁO “
TOILETS OF THE WORLD. pps