Trang chủ » BÀN LUẬN » TÂM TRẠNG BỊ CÁCH LY VÀ CÔ ĐƠN RẤT HẠI CHO SỨC KHỎE !

TÂM TRẠNG BỊ CÁCH LY VÀ CÔ ĐƠN RẤT HẠI CHO SỨC KHỎE !

   I. LỜI MỞ

   Cô đơn là một cảm xúc phổ quát của con người, vừa phức tạp vừa độc đáo đối với mỗi cá nhân. Theo nhiều chuyên gia, cô đơn không nhất thiết là do ở một mình, mà là một cảm nhận bị cô lập trong tâm trí, ví dụ như, một đứa trẻ gặp khó khăn trong kết bạn ở trường, một sinh viên bở ngỡ khi mới vào đại học, một quân nhân mới nhập ngũ… 

     

    Vì cô đơn không có nguyên nhân chung duy nhất nên việc ngăn ngừa và điều trị trạng thái tinh thần có khả năng gây tổn hại này rất khác nhau, cần lưu tâm chú ý để giải quyết.

   II. XÁC ĐỊNH & PHÂN LOẠI CÔ ĐƠN

   1, DẤU HIỆU 

  Cô đơn là trạng thái tâm trí đau khổ khiến con người cảm thấy cô độc, trống rỗng, bị bỏ rơi và lãng quên trong một khoảng thời gian kéo dài.

  Một số dấu chứng phổ biến gồm: Giảm năng động; Không có bạn thân; Hoài nghi bản thân và thiếu tự tin; Cảm giác bị cô lập quá mức; Tăng thèm ăn; Lạm dụng chất gây nghiện; Trầm cảm và lo lắng; Kiệt sức khi cố gắng giao tiếp xã hội; Tăng thời gian xem ti vi; Tăng ham muốn về sự ấm áp thể chất, như quần áo ấm hoặc đồ uống nóng; Thường xuyên ốm đau vặt; Lo lắng hoặc bồn chồn; Mất ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ; Cảm thấy mơ hồ, không thể tập trung…

     

    2. PHÂN LOẠI

   Các nhà tâm lý học đã xác định được 4 loại cô đơn phổ biến sau:

     * Cô đơn cảm xúc

   Dạng cô đơn này thường khó nhận ra nguyên nhân chính xác khiến điều trị và cải thiện khó khăn.

      * Cô đơn tình huống

   Xảy ra do một tình huống, hoàn cảnh hoặc một môi trường nào đó, như chuyển đến nơi ở khác, thay đổi công việc, thay đổi mối quan hệ, chia tay gia đình, bệnh tật, cái chết của người thân.

      * Cô đơn mãn tính

   Cảm giác cô đơn kéo dài trong một khoản thời gian dài, và thường trở thành một lối sống và có thể gây ra các bệnh tâm lý mãn tính khác, bao gồm cả trầm cảm.

      * Cô đơn xã hội

   Theo một nghiên cứu năm 2017, những người gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội do nhút nhát, vụng về hoặc cảm thấy thiếu tự tin có nhiều khả năng bị cô lập với xã hội và bị cảm giác cô đơn.

       

    III. NGHUYÊN NHÂN CÔ ĐƠN

    Các nhà tâm thần học đưa ra 4 nguyên của sự cô đơn sau:

   1. Các sự số, hoàn cảnh, như bị cách ly thể chất, chuyển nơi ở mới, thay đổi việc làm, ly hôn, thân nhân mất….

   2. Triệu chứng của rối loạn tâm lý như stress kéo dài, lo âu, trầm cảm..

   3. Cô đơn do những yếu tố nội tâm như lòng tự ti, mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân…

   4. Do các yếu tố tính cách cá nhân Ví dụ, người hướng nội thường ít khả năng tcải thiện và tìm kiếm các kết nối xã hội, điều này có thể góp phần tạo ra cảm giác bị cô lập và cô đơn.

     IV. TÁC HẠI SỨC KHỎE CỦA CÔ ĐƠN (Health risks of loneliness)

  Mặc dù khó có thể đo lường chính xác cách ly xã hội và cô đơn, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy nhiều tác hại sức khỏe của những người mang tâm trạng này:

     

   1. Cách ly xã hội làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân, một nguy cơ có thể sánh ngang với nguy cơ hút thuốc, béo phì và lười vận động.

   2. Cách ly xã hội làm tăng khoảng 50% nguy cơ sa sút trí tuệ.

   3. Quan hệ xã hội kém (đặc trưng bởi sự cô lập hoặc cô đơn trong xã hội) có làm nguy cơ mắc bệnh tim tăng 29% và nguy cơ đột quỵ tăng 32%.

   4. Cô đơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và tự tử cao hơn.

   5. Bệnh nhân suy tim bị cô đơn nguy cơ tử vong tăng gần 4 lần, nguy cơ nhập viện tăng 68% và nguy cơ phải đến khoa cấp cứu tăng 57%.

   6. Khảo sát “đồng hồ lão hóa” của 12 ngàn đối tượng nghiên cứu, các nhà khoa học Hong Kong và Mỹ thấy, có 4 lý do chính rút ngắn tuổi thọ là “cô đơn”, “hút thuốc”, “hôn nhân” và “giấc ngủ”.

   V. MẸO ĐỂ NGĂN CHẶN VÀ VƯỢT QUA CÔ ĐƠN

  Sự cô đơn có thể vượt qua được nếu có ý thức nỗ lực để thực hiện sự thay đổi theo hướng tích cực. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn sự cô đơn:

   1. Lưu tâm đến những dịch vụ cộng đồng hoặc hoạt động yêu thích khác, mang tới cơ hội để gặp gỡ mọi người, tạo tình bạn, và các tương tác xã hội mới.

    2. Tập trung vào những suy nghĩ và thái độ tích cực trong các mối quan hệ xã hội.

   3.  Ý thức rằng cô đơn là không tốt và cô đơn có ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần, nên cần có ý thức để khắc phục.

   4. Tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ  với những người chung quanh, nhằm tăng cường mối quan hệ, kết nối mới.

   5. Chuyện trò, trao đổi với thành viên gia đình, hàng xóm .

   VI. ĐÔI LỜI BÀN LUẬN

    1. Tâm trạng bị cách ly, cô đơn là một vấn đề lớn trong xã hội hiện đại:

  * Khảo sát của Meta-Gallup trên 142 quốc gia cho thấy, đến 24% số người từ độ tuổi 15 trở lên cảm thấy rất hoặc khá cô đơn: cao nhất là ở thanh niên 27% từ 19 đến 29 tuổi, người lớn thấp hơn từ 17 ến 20% người 65 tuổi trở lên [11]. Tạp chí Lão hóa & Sức khỏe Tâm thần cũng ghi nhận, người trẻ tuổi cô đơn và cô lập cao gấp đôi so với những người cuối tuổi trung niên.

  * Nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy, cô đơn cũng lây lan như một dịch bệnh: sống chung với người suy sụp tinh thần những người chung quanh cũng kém vui, vì vậy để điều trị bệnh tâm thần, trầm cảm, cô đơn mạn tính, chuyên gia thường quan tâm lưu ý đến các mối quan hệ xã hội [9].

  * Ngày 15/11/2023, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa “tình trạng cô đơn” vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu, và đã thành lập ủy ban quốc tế về vấn đề này [10]. 

   2. Tâm trạng bị cách ly, cô đơn có thể điều chỉnh khắc phục

   Dù tỷ lệ cô đơn lớn và có khả năng “lan truyền” như bệnh dịch, nhưng cô đơn là một trạng thái tâm lý không có gì quá tồi tệ, mà có thể điều chỉnh, khắc phục được..

   Các chuyên gia tâm thần kinh nhận định, nếu chúng ta nhận biết sớm và áp dụng các mẹo (tips)  nêu trên thì có thể điều chỉnh trạng thái tốt và hạn chế tối đa các tác hại do cô đơn gây ra.

  VII. THAM KHẢO

[1] Loneliness

Loneliness

[2] Loneliness and Social Isolation Linked to Serious Health Conditions

https://www.cdc.gov/aging/publications/features/lonely-older-adults.html

[3] Don’t Let Loneliness Harm Your Health

https://www.webmd.com/balance/ss/slideshow-loneliness-health-effects

[4] Social isolation, loneliness in older people pose health risks

https://www.nia.nih.gov/news/social-isolation-loneliness-older-people-pose-health-risks

[5] Loneliness Is Bad For Your Health

https://healthcare.msu.edu/news/Loneliness%20Is%20Bad%20For%20Your%20Health.html

[6] Don’t Underestimate the Dangers of Loneliness

https://katiecouric.com/health/mental-health/effects-of-loneliness/

[7] Loneliness: Causes and Health Consequences

https://www.verywellmind.com/loneliness-causes-effects-and-treatments-2795749

[8] Loneliness

https://www.britannica.com/science/loneliness

[9]  Các tác hại không ngờ của cô đơn

https://suckhoedoisong.vn/7-tac-hai-khong-ngo-cua-co-don-169104023.htm

[10] WHO: Cô đơn là mối đe dọa sức khỏe cấp bách toàn cầu

https://thanhnien.vn/who-co-don-la-moi-de-doa-suc-khoe-cap-bach-toan-cau-185231116165136521.htm

[11] “Thảm họa cô đơn” đang diễn ra:  đến 1/4 người trưởng thành cảm thấy cô đơn

https://vtv.vn/doi-song/tham-hoa-co-don-dang-dien-ra-cu-4-nguoi-truong-thanh-thi-1-nguoi-cam-thay-co-don-20231117174202579.htm

                     TS.BS Trần Bá Thoại

        Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM