I. LỜI MỞ
Biến thiên nhịp tim là một trong nhiều chỉ số về tim mạch và sức khỏe tổng quát. Suốt ngày, nhịp tim thay đổi theo các hoạt động thể lực khác nhau là bình thường và lành mạnh. Các vận động viên thường có biến thiên nhịp tim cao, tương ứng với thể lực tim mạch cao hơn.
Chúng ta có thể cải thiện biến thiên nhịp tim bằng những chương trình tập luyện có bài bản. Những thay đổi lối sống khác, như giảm căng thẳng, thiền định và chế độ ăn uống lành mạnh, cũng có thể giúp cải tạo biến thiên nhịp tim.
II. BIẾN THIÊN NHỊP TIM LÀ GÌ ?
Biến thiên nhịp tim, heart rate variability HRV là số đo thời gian giữa các nhịp tim liên tiếp. Biến thiên nhịp tim là bình thường và cần thiết giúp cơ thể duy trì lưu lượng máu ở mức ổn định, theo kịp nhu cầu hoạt động của các cơ quan, hệ thống chức năng.
Khi nghỉ ngơi, tim đập 60 nhịp/ phút, và nhịp tim tăng lên theo kịp các hoạt động của cơ thể. Nhịp tim cũng tăng lên trong khi tập thể dục để cung cấp lưu lượng máu đến các cơ đang hoạt động và phân phối máu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu nhịp tim không tăng, chúng ta nhanh chóng bị choáng váng và thậm chí có thể ngất xỉu.
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến biến thiên nhịp tim gồm:
* Uống bia rượu, cà phê, nước tăng lực…
* Hút thuốc
* Rối loạn lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm
* Các yếu tố sinh lý như tuổi tác, nhịp sinh học và giới tính
* Viêm và nhiễm trùng
III. HRV VẬN HÀNH THẾ NÀO ?
Hệ thống điện của tim kiểm soát nhịp tim theo những yếu tố sau:
* Nhiệt độ cơ thể * Hệ tim mạch * Hệ thần kinh * Hệ hô hấp
* Nhịp sinh học * Hormone * Trao đổi chất …
Mỗi yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự thay đổi nhịp tim, chịu trách nhiệm cho biến thiên nhịp HRV. Đặc biệt là vai trò của hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm trong cơ chế “chiến đấu hay chạy trốn” (fight or flight mechanism):
* Hệ thần kinh giao cảm giải phóng các hormone epinephrine, cortisol …khi chiến đấu. Các hormone này làm tăng nhịp tim
* Hệ thần kinh phó giao cảm kiểm soát khi nghỉ ngơi, chịu trách nhiệm cho phản ứng “bay” (flight) phục hồi năng lương. Hơi thở hít vào đều tác động đến HRV qua kích thích hệ thần kinh phó giao cảm.
IV. LỢI ÍCH CỦA HRV
Theo dõi HRV giúp chúng ta:
1. Đánh giá về thói quen lối sống
Vì HRV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tập thể dục, giấc ngủ và căng thẳng…Do đó, HRV quá cao hoặc quá thấp có thể gợi ý cho biết những thay đổi lối sống nào có thể có lợi cho sức khỏe.
2. Thông tin về các bài tập luyện
Các vận động viên có thể sử dụng HRV để lập kế hoạch tập luyện của họ. HRV cao có thể lý tưởng cho các bài tập cường độ cao, trong khi HRV thấp lại tốt cho những ngày nghỉ ngơi. Một số bằng chứng cho thấy việc chú ý đến HRV của bạn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
3. Hiểu rõ hơn về mức độ stress
HRV thấp có thể chỉ ra rằng cơ thể bạn đang ở chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng sinh lý này đối với căng thẳng được kiểm soát bởi hệ thần kinh giao cảm.
V. CÁCH KIỂM TRA VÀ GIÁ TRỊ HRV
1. Cách đo HRV
Việc theo dõi HRV có thể cần chưa đầy 5 phút cho đến 24 giờ, qua các thiết bị y tế như điện tâm đồ (ECG), máy theo dõi nhịp tim, máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim nội bộ….
Một số người, như các vận động viên thi đấu muốn cải thiện thành tích của mình, thường đo HRV tại nhà bằng cách đeo các thiết bị theo dõi sức khỏe, như đồng hồ thông minh.
2. Giá trị của HRV
HRV cho biết sức khỏe tim mạch và thể lực. HRV quá cao hoặc quá thấp chỉ ra vấn đề sức khỏe:
* HRV cao
HRV cao hơn bình thường là dấu hiệu tốt về sức khỏe tim mạch và thể lực chung. Các vận động viên có xu hướng có mức độ thể lực tim mạch cao hơn. Tập thể dục giúp cải thiện hiệu quả của tim, dẫn đến HRV cao hơn.
Các vận động viên có thể sử dụng HRV như một phần của các giao thức đào tạo cụ thể để tăng cường sức bền và hiệu suất, và nghiên cứu thêm để xác định cách tốt nhất của đào tạo.
Cần lưu ý, HRV cao không luôn có nghĩa là sức khỏe tim mạch tốt hơn, vì rối loạn nhịp tim, là tình trạng nhịp tim không đều, có thể nghiêm trọng, cũng có thể gây ra HRV cao.
* HRV thấp
HRV giảm thường liên quan đến nguy cơ tử vong, loạn nhịp tim và suy tim. HRV thấp bất thường cũng có liên quan đến tử vong sớm, suy tim và đột tử do tim.
Lão hóa có thể làm giảm HRV. Các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh viêm, đau mãn tính, rối loạn tâm trạng và rối loạn giấc ngủ, cũng có thể làm giảm HRV.
VI. CÁCH CẢI THIỆN HRV
Nói chung, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HRV con người không thể kiểm soát được.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng HRV có thể được cải thiện theo một số cách, như tăng cường tập thể dục, điều trị các bệnh lý liên quan đến HRV thấp như đau mãn tính hoặc rối loạn giấc ngủ….
Các yếu tố cải thiện HRV được nhiều chuyên gia khuyến cáo gồm: Bài tập thở, Thiền định, Thư giãn. Giảm stress, Chế độ ăn Địa Trung Hải….
VII. THAM KHẢO
[1] What Is a Normal Heart Rate Variability (HRV)?
https://www.health.com/condition/heart-disease/heart-rate-variability
[2] Heart Rate Variability (HRV) Why It Matters & How To Calculate It
Heart Rate Variability (HRV) Why It Matters & How To Calculate It
[3] Heart Rate Variability Training
[4] HRV Explained: Understanding Heart Rate Variability for Optimal Health
HRV Explained: Understanding Heart Rate Variability for Optimal Health
[5] Everything You Should Know About Heart Rate Variability (HRV)
TS.BS Trần Bá Thoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM