Trang chủ » BÀN LUẬN » BỆNH TỰ MIỄN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ?

BỆNH TỰ MIỄN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ?

    I. LỜI MỞ

   Hôm qua 2/7, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, chỉ trong vòng 18 tháng đã tiếp nhận và chẩn đoán được 17 bệnh nhân bị viêm não tự miễn NMDAR. Đây là căn bệnh hiếm, khó chẩn đoán, và bệnh nếu phát hiện muộn hoặc chẩn đoán nhầm thì bệnh nhân thường tử vong.[1] 

   Bệnh tự miễn là gì ? Con người có thể mắc bao nhiêu căn bệnh tự miễn ? và Ngừa trị ra sao ? 

     II. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TỰ MIỄN

      1. BỆNH TỰ MIỄN LÀ GÌ ? 

     Hệ thống miễn dịch của con người sẽ bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập như vi sinh vật lạ, vi trùng, ký sinh trùng, virus, tế bào ung thư, chất lạ…bằng cách tổng hợp ra các kháng thể đặc hiệu tương ứng với các tác nhân xâm nhập.

   . Bệnh tự miễn (autoimmune disease) là hậu quả khi hệ thống miễn dịch tấn công chính thành phần cơ thể của người bệnh thay vì bảo vệ chúng..Kháng thể của các bệnh tự miễn dịch có thể tấn công, ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Chúng có thể gây ra nhiều dấu, triệu chứng khác nhau bao gồm đau đớn, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và nhiều triệu chứng khác tùy theo cơ quan đích của căn bệnh..

     Các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao hệ thống miễn dịch lại không phân biệt được đâu là lành mạnh, là của bản thân với đâu là ngoại lai, là mầm bệnh xâm nhập. Cũng có một số giả thuyết về lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng chuyên gia không hoàn toàn chắc chắn.

     2. DANH SÁCH CÁC BỆNH TỰ MIỄN

    Hiện nay, có hơn 100 căn bệnh tự miễn được biết đến. Chúng phân bố trên nhiều cơ quan hệ thống cơ thể. Một số bệnh tự miễn phổ biến bao gồm:

     a. Bệnh cơ khớp

    Viêm khớp vẩy nến; Viêm khớp dạng thấp (RA); Hội chứng Sjogren; Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Bệnh nhược cơ.

    b. Hệ tiêu hóa

    Bệnh Crohn; Bệnh celiac; Viêm loét đại tràng.

    c. Hệ nội tiết

    Bệnh Basedow (Graves); Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto; Bệnh Addison, .Đái tháo đường loại 1.

    d. Bệnh da liễu

    Viêm da cơ; Bệnh vẩy nến.

     e. Hệ thần kinh

   Bệnh đa dây thần kinh mất myelin do viêm mãn tính (CIDP); Hội chứng Guillain Barre; Bệnh đa xơ cứng (MS). Viêm não tự miễn NMDAR 

    f. Những căn bệnh khác

   Viêm mạch tự miễn; Thiếu máu ác tính. Thiếu máu huyết tán

    3. ĐIỀU TRỊ

   Hiện tại, không có cách chữa trị các bệnh tự miễn tiêu chuẩn, duy nhất. Bác sĩ thường điều trị triệu chứng, và tùy theo căn bệnh cụ thể sẽ có thể vận dụng thêm thuốc, thủ thuật hỗ trợ khác nhau.

    III. ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN

.  Các bệnh tự miễn dịch có thể ảnh hưởng trên nhiều cơ quan, bộ phận, hệ thống khác nhau. Vì thế có thể có nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác hay trùng lặp nhau. Do đó, cần có ý kiến ​​từ một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đưa ra chẩn đoán chính xác.

  Với các kỹ thuật chẩn đoán, quản lý và điều trị thích hợp, nhiều bệnh tự miễn không gây tử vong và người bệnh cũng có thể sẽ sống lâu và năng động.

  IV. THAM KHẢO

[1] TPHCM ghi nhận nhiều người mắc bệnh viêm não tự miễn NMDAR có tỉ lệ tử vong cao

https://laodong.vn/video/tphcm-ghi-nhan-nhieu-nguoi-mac-benh-viem-nao-tu-mien-nmdar-co-ti-le-tu-vong-cao-1360677.ldo

[2] Autoimmune Diseases

https://en.wikipedia.org/wiki/Autoimmune_disease

[3] Autoimmune Diseases

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21624-autoimmune-diseases

[4] A list of autoimmune diseases and their symptoms

https://www.medicalnewstoday.com/articles/list-of-autoimmune-diseases

[5] Nguy cơ mắc bệnh tự miễn gia tăng

https://truyenhinhdulich.vn/video/nguy-co-mac-benh-tu-mien-gia-tang-32609.html

[6] Bệnh tự miễn (miễn dịch) là gì?

        TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM