Trang chủ » Thông tin y học » BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (DENGUE HEMORRHAGIC FEVER)

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT (DENGUE HEMORRHAGIC FEVER)

  Định danh

   Sốt xuất huyết gây nên bởi vi rút Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vằn Aedes. Sau khi ủ bệnh khoảng 1 tuần, vi rút dengue bắt đầu gây bệnh:  sốt cao, sốt liên tục cả ngày, mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau cơ, đau họng, đau vùng hạ sườn phải (gan)…

     Hai biến chứng của sốt xuất huyết

    Thường xuất hiện trong giai đoạn hạ sốt ( 3 đến 5 ngày kể từ lúc sốt) là xuất huyếtchoáng. Xuất huyết có thể nhẹ dưới dạng chấm xuất huyết da, ban xuất huyết và chảy máu mũi; nặng hơn là xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu…. Choáng (sốc) là biến chứng nặng nhất gây trụy mạch…có thể tử vong.

      Hai xét nghiệm chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết

    Thường dựa vào dịch tể, biểu hiện lâm sàng, hai xét nghiệm cơ bản là số lượng tiểu cầu và độ đặc máu (Hct máu). Chẩn đoán được xác định qua xét nghiệm vi rút như phân lập vi rút, xét nghiệm miễn dịch hoặc xét nghiệm phân tử (gen virus) bằng kỹ thuật PCR.

      Dựa theo số lượng tiểu cầu, độ cô đặc máu và theo lâm sàng, Tổ chức Y tế thế giới chia Sốt xuất huyết ra 4 mức nặng nhẹ:

 *Độ I: giảm tiểu cầu, cô đặc máu nhưng chưa có chảy máu tự phát,

 *Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát,

 *Độ III: giảm tiểu cầu, cô đặc máu và dấu huyết động không ổn định (tiền choáng): mạch nhẹ, huyết áp kẹp, tinh thần lú lẫn và

 *Độ IV: giảm tiểu cầu, cô đặc máu và biểu hiện choáng nặng thật sự.

       Điều trị

     Trong bệnh sốt xuất huyết, có hiện tượng thoát huyết tương, thoát chất đạm ra khỏi lòng mạch máu gây giảm thể tích tuần hoàn của máu.  Máu bị cô đặc, lưu thông khó khăn gây xuất huyết và choáng giảm thể tích. Do đó, trong điều trị cần nhanh chóng bù lại sự giảm thể tích này. Hai cách bù dịch tốt hiện nay đang dùng là truyền dịch uống nước điện giải.

    Hai cách dự phòng hữu hiệu: Nằm màn -Diệt muỗi

    Dù nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu, cho đến nay vẫn chưa có vaccine dự phòng.

    Nằm màn tránh muỗi đốt và kiểm soát số lượng muỗi Aedes bằng cách tiêu diệt chúng và nơi đẻ trứng là hai cách phòng bệnh hiệu quả được áp dụng hiện nay.

      Cần lưu ý, muỗi vằn Aedes aegypti động ban ngày, đốt chích người cả những nơi sáng sủa như gầm bàn, phòng khách, nhà ăn…và đẻ trứng phát triển nơi nước đọng, lon, lu, hủ quanh nhà.

                                                                                                 TS.BS Trần Bá Thoại 

                                                                                  Ủy  viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM