DINH DƯỠNG TOÀN DIỆN TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG!
Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi sự gia tăng đường huyết hậu quả của sự khiếm khuyết bài tiết hormone insulin và/hoặc kháng insulin (insulin resistance). Tình trạng tăng đường huyết mãn tính này sẽ gây ra những tổn thương (biến chứng) của nhiều cơ quan trong cơ thể như tim mạch, mắt, thận, thần kinh..
Ba khâu chủ yếu, tạo thế kiềng ba chân, trong điều trị bệnh đái tháo đường là tiết thực (dinh dưỡng), vận động và thuốc men luôn luôn được các thầy thuốc chuyên khoa vận dụng, trong đó khâu tiết thực được cho là quan trọng nhất.
Người mắc bệnh đái tháo đường cũng cần ăn uống đầy đủ năng lượng (calo), đủ bốn thành phần của ô vuông thức ăn (food square) và cũng được ăn ngon (hợp khẩu vị) như tất cả mọi người, khác chăng là thay đổi các tỷ lệ phù hợp.
Khẩu phần ăn của người đái tháo đường, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng như sau:
1.Thành phần
* Chất bột đường………..50-60 %
* Chất đạm (thịt)………..10-20 %
* Chất béo (dầu mỡ)……….<30 %
* Chất khoáng, vitamin… yếu tố vi lượng.
Những điều lưu ý:
-Chất bột đường
(1) Nên dùng thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, thực phẩm màu xanh. Nhớ quy luật về màu thức ăn: xanh ăn, đỏ bỏ, vàng chần chừ.
(2) Cần thêm chất xơ trong chế độ ăn.
•Các chất xơ hòa tan ít dinh dưỡng nên sẽ không làm tăng glucose và cholesterol máu, chất xơ còn giúp thức ăn đi chậm trong ống tiêu hóa, gia tăng độ hấp thu của ruột.
•Chất xơ không hòa tan có tác dụng nhuận tràng, vì nó làm gia tăng nhu động ruột già.
•Chất xơ lên men có vị ngọt nhưng rất ít thành phần đường.
-Chất đạm nên dung đạm từ thực vật hoặc từ cá.
-Chất béo nên phân bố
(1) Acid béo bảo hòa (no) < 10 %
(2) Acid béo không bảo hòa, nhiều nối đôi ≤ 10 %
(3) Acid béo không bảo hòa có một nối đôi (MUFA) > 10 %
-Chất khoáng, vitamin nên bổ sung nhiều hơn người bình thường.
2.Nhu cầu năng lượng
– Lao động nhẹ ………………….30 Kcalo/ kg/ ngày.
– Lao động trung bình ………..35 Kcalo/ kg/ ngày.
– Lao động nặng ………………..40 Kcalo/ kg/ ngày.
3.Phân bố bữa ăn
– Thường dùng chế độ 3 bữa mỗi ngày
– Bệnh nhân đái tháo đường type 2 không cần nhiều bữa
– Các bệnh dùng insulin chích nên dùng chế độ 5 bữa mỗi ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Đoàn VIỆT NAM