I. LỜI MỞ
Khác với động thái tội phạm trộm cắp thông thường, chứng trộm cắp vặt là một rối loạn tâm thần kinh tạo cảm giác phấn khích sai chỗ, không phải vì mục đích tài chính. Chứng trộm cắp văt có vẻ vô hại, nhưng nếu không điều trị, lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người bệnh.
Mặc dù chưa có biện pháp điều trị rõ ràng, nhưng điều trị bằng thuốc hoặc tâm lý trị liệu có thể giúp chấm dứt chu kỳ ăn cắp.
II. ĐỊNH DANH
Trộm cắp vặt, kleptomania, là một chứng bệnh tâm thần kinh, trong đó người bệnh rối loạn kiểm soát hành vi hoặc cảm xúc khiến họ khó cưỡng lại sự cám dỗ, ý thích dẫn đến thực hiện hành động trộm cắp của người khác những đồ vật, tài sản không thực sự cần thiết và cũng ít có giá trị.
Người mắc hội chứng kleptomania thường có những đặc điểm sau:
- Mục đích trộm cắp khác với những kẻ trộm cắp thông thường (vì lợi ích cá nhân, trả thù hoặc nổi loạn). Người mắc chứng kleptomania đơn giản vì thôi thúc quá mạnh khiến họ không thể cưỡng lại được.
- Các đợt kleptomania thường xảy ra một cách tự phát, thường không có kế hoạch và không có sự giúp đỡ hoặc hợp tác từ người khác.
- Hầu hết những người mắc chứng kleptomania đều ăn cắp ở nơi công cộng như cửa hàng và siêu thị. Một số có thể ăn cắp của bạn bè hoặc người quen như tại bữa tiệc.
- Thông thường, những món đồ bị đánh cắp không có giá trị gì đối với người mắc chứng kleptomania, họ có đủ khả năng để tự mua.
- Những đồ bị đánh cắp thường được cất đi, không bao giờ được sử dụng. Chúng cũng có thể được tặng, cho gia đình, bạn bè, hoặc thậm chí bí mật trả lại nơi lấy cắp.
- Cảm giác thôi thúc ăn cắp có thể đến và đi hoặc cường độ thấp hoặc cao theo thời gian.
III. TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Không có khả năng chống lại cảm giác thôi thúc ăn cắp các vật dụng mà bạn không cần đến
- Cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc kích động tăng lên dẫn đến hành vi trộm cắp
- Cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm, hài lòng khi ăn trộm
- Cảm thấy tội lỗi, hối hận, ghê tởm bản thân, xấu hổ hoặc sợ bị bắt sau vụ trộm
- Có sự lặp lại và cảm giác thúc giục chu kỳ trộm cắp vặt
IV. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân thật sự chưa được xác định rõ, có một số giả thuyết cho rằng những thay đổi trong não có thể là gốc rễ của chứng bệnh. Tuy nhiên, Kleptomania có thể liên quan đến:
- Các vấn đề với chất dẫn truyền thần kinh serotonin, là hormone điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Mức serotonin thấp thường gặp ở những người dễ có hành vi bốc đồng.
- Rối loạn chất dopamine, chất dẫn truyền thần kinh gây cảm giác thoải mái và một số người tìm thấy cảm giác này khi ăn cắp.
- Hệ thống opioid của não, có tác dụng điều chỉnh cảm giác thôi thúc. Sự mất cân bằng trong hệ thống này có thể khiến việc chống lại cảm giác thôi thúc khó khăn hơn.
V. YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Tiền sử gia đình: Có người thân cấp độ một như cha mẹ hoặc anh chị em, mắc chứng kleptomania, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc rối loạn sử dụng rượu hoặc chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim.
2. Đang bị bệnh tâm thần khác: Những người mắc chứng kleptomania thường mắc một bệnh tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực, lo âu, trầm cảm, stress, rối loạn ăn uống, rối loạn sử dụng chất kích thích hoặc rối loạn nhân cách.
VI. BIẾN CHỨNG
Các biến chứng liên quan bao gồm:
- Các rối loạn kiểm soát khác như cờ bạc, cưỡng bức
- Lạm dụng rượu và chất kích thích
- Rối loạn nhân cách
- Rối loạn ăn uóng
- Phiền muộn
- Rối loạn lưỡng cực
- Lo âu
- Suy nghĩ tự tử, cố gắng tự sát và tự sát
VII. ĐIỀU TRỊ
Hiện chưa có phương pháp điều trị trộm cắp vặt tiêu chuẩn. Điều trị chứng kleptomania thường bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý, hoặc cả hai.
1. Thuốc điều trị
Có rất ít nghiên cứu khoa học về việc sử dụng thuốc tâm thần điều trị chứng kleptomania, và cũng chưa có thuốc nào được FDA chấp thuận.
Một số loại thuốc bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn như:
- Naltrexone: chất đối kháng opioid, có thể làm giảm cảm giác thôi thúc và thỏa mãn liên quan đến hành vi trộm cắp
- Thuốc chống trầm cảm: Cụ thể là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Các loại thuốc khác hoặc kết hợp thuốc với nhau
2. Tâm lý trị liệu
- Liệu pháp nhạy cảm: Bạn hình dung ra mình đang ăn trộm và sau đó đối mặt với hậu quả tiêu cực như bị bắt
- Liệu pháp ác cảm: Bạn thực hành các kỹ thuật gây đau nhẹ như nín thở cho đến khi bạn cảm thấy khó chịu, muốn ăn trộm
- Giải mẫn cảm có hệ thống: Bạn thực hành các kỹ thuật thư giãn và hình dung bản thân đang kiểm soát các ham muốn ăn cắp
VIII. THAM KHẢO
[1] Kleptomania
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9878-kleptomania
[2] Kleptomania and Potential Exacerbating Factors
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3225132/
[3] What is a kleptomaniac?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/kleptomaniac
[4] Kleptomania Symptoms and Causes
https://www.verywellhealth.com/kleptomania-5201890
[5] Kleptomania: Causes, Symptoms, Disorder, Treatment & Prevention
Kleptomania: Causes, Symptoms, Disorder, Treatment & Prevention
[6] Lynda Trang Đài Bị Bắt Vì Trộm Cắp Vặt Giàu Cỡ Nào
https://www.youtube.com/watch?v=C-1bkCah1uQ
[7] Ăn cắp vặt là bệnh gì mà sao người giàu vẫn bị?
TS.BS Trần BasThoại
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM