Trang chủ » BÀN LUẬN » BỆNH ZONA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

BỆNH ZONA: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

   I. LỜI MỞ

  Gần đây, nhiều bệnh viện Da liễu thông tin, số bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh đến khám, điều trị tại bệnh viện có xu hướng tăng lên, trong đó có nhiều ca zona thần kinh nặng do đã tự chữa bệnh bằng phương pháp ngoại khoa, truyền miệng [1a].

  Ngày 4/10 vừa qua, Báo Điện tử Chính phủ đưa một tin vui, Trung tâm tiêm chủng VNVC chính thức triển khai tiêm vaccine zona thần kinh Shingrix do hãng dược phẩm GSK bào chế cho người dân [1b].

  Bài viết đưa lại những thông tin cơ bản về căn bệnh “nội nhiễm ảnh hưởng lên da và thần kinh” này.

    II. ZONA THẦN KINH LÀ GÌ?

    Bệnh zona, zona thần kinh, zona tái phát, giời đái, giời leo, herpes zoster, shingles, là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster (VZV), cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu (chickenpox), gây ra các mụn, bọng, phỏng nước rất đau đớn trên da.

    Đặc biệt, các tổn thương mụn, bọng, phỏng nước trên da này thường xuất hiện dưới dạng một vệt dải dọc theo ré thần kinh chạy ở dưới và thường chỉ nằm một bên cơ thể.

   Theo các nhà dịch tể học, zona thần kinh là một biến chứng của bệnh zona. Người trẻ nhiễm virus VZV lần đầu sẽ có biểu hiện là bệnh thuỷ đậu, sau khi người bệnh khỏi thủy đậu, virus VZV vẫn tồn tại và sống ẩn (ngủ) trong hạch thần kinh suốt nhiều tháng, nhiều năm, khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể… virus sẽ hoạt động trở lại (thức dậy), rời vị trí trú ngụ, di chuyển dọc dây thần kinh để ra ngoài da và gây ra những biểu hiện của bệnh zona thần kinh với các triệu chứng tổn thương ở da và dây thần kinh. Vì thế, các bác sĩ da liễu thường dẫn giải  “lúc nhỏ mắc thủy đậu, về già sẽ mắc zona”

    Hồng ban và mụn nước tập trung từng chùm, thường chỉ 1 bên của cơ thể. Mụn nước khi vỡ tạo thành những vết loét, rỉ dịch. Sau đó thương tổn đóng mài và lành dần, có thể để lại vết thâm tăng sắc tố hoặc thậm chí có thể để lại sẹo nếu chăm sóc không tốt.

   Thời gian phát bệnh zona thay đổi từ 1 – 2 tuần  hoặc hơn tùy vào cơ địa và thể tạng của mỗi người (người có bệnh nền, trẻ nhỏ, người già>80 tuổi, suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ kéo dài hơn). Khi lành da, biểu hiện đau tại vị trí da bị zona có thể vẫn còn và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, sau khi các tổn thương da đã lành, gây phiền toái cho người bệnh. 

  III. NGUYÊN NHÂN, CƠ HỘI PHÁT BỆNH ZONA

   Khoa học chỉ rõ, virus VZV gây thủy đậu cho người trẻ, sau khi khỏi thủy đậu vẫn tồn tại và sống ẩn trong hạch thần kinh suốt nhiều tháng, nhiều năm, cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát bệnh zona thần kinh. Những nguyên nhân, cơ hội gồm:

   * Suy giảm miễn dịch.

    * Dùng thuốc ức chế miễn dịch, như:steroid, thuốc sau ghép tạng…

    * Người lớn tuổi.

    * Stress, trầm cảm…

     * Phẫu thuật.

      * Điều trị bệnh ung thư.

    IV . TRIỆU CHỨNG

    1. Ngứa, nóng rát và đau

    2. Mụn nước, bọng nước có chứa dịch trong

    3. Sưng đau các vùng lân cận và nổi hạch

    4. Các dấu hiệu khác của bệnh zona

    Ngoài các dấu hiệu trên, zona thần kinh có các biểu hiện khác như: Sốt, Ớn lạnh, Đau đầu, Mệt mỏi, Nhạy cảm với ánh sáng.

      V. ĐIỀU TRỊ ZONA 

    1. Thuốc kháng virus

        Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovi

     2. Thuốc giảm đau

        Acetaminophen; Ibuprofen….

     3, Thuốc khác

     Tùy theo trường hợp cụ thể,  chẳng hạn pregabalin, gabapentin, prednisone,…

     VI, PHÒNG NGỪA

     1. Tránh tiếp xúc với người bệnh.

     2. Tiêm vaccine ngừa zona.

    * Vaccine glycoprotein E tái tổ hợp (Shingrix)

   Shingrix giảm nguy cơ mắc zona lên đến 97.2% và giảm tỉ lệ đau sau zona nếu mắc. Sau 4 năm, hiệu quả này vẫn duy trì ở mức trên 85%. Shingrix dùng được trên cả bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ghép tạng.

    * Vaccine sống giảm độc lực (Zostavax)

    Hiệu quả làm giảm tỉ lệ mắc zona sau 3 năm là 51% so với giả dược, và làm giảm thời gian đau cũng như tỉ lệ đau sau zona.

    Zostavax chống chỉ định dùng trên những đối tượng suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai và tiền sử dị ứng với gelatin/neomycin.

    Hiện nay, CDC khuyến cáo dùng Shingrix (vaccine tái tổ hợp) cho người lớn trên 50 tuổi, tiêm 2 liều cách nhau 2-6 tháng bất kể đã mắc zona trước đây hay chưa.  Zostavax (vaccine sống giảm độc lực) không còn được sử dụng ở Hoa Kỳ (2020) nhưng vẫn được dùng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

VII. THAM KHẢO

[1a] Zona thần kinh có xu hướng gia tăng

https://tuoitre.vn/zona-than-kinh-co-xu-huong-gia-tang-20241003225346073.htm

[1b] Triển khai tiêm vaccine Zona tại Việt Nam

https://baochinhphu.vn/trien-khai-tiem-vaccine-zona-tai-viet-nam-102241004141414776.htm

[2] Shingles 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shingles/symptoms-causes/syc-20353054

[3] Shingles 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11036-shingles

[4] Bệnh Zona tái phát

https://dalieu.vn/benh-zona-tai-phat-d3607.html

[5] Zona thần kinh là gì? Nguyên nhân và biến chứng ?

 [6]  Zona thần kinh: chữa trị và lưu ý 

[7]  Việt Nam triển khai tiêm vaccine phòng ngừa zona thần kinh 

  TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM