I. LỜI MỞ
Ngày 10/10 vừa qua, báo Sức khoẻ & Đời sống đưa tin chấn động, nhiều công nhân của Công ty TNHH Châu Tiến, khu Công nghiệp Nam Cấm, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An mắc bệnh bụi phổi trong đó có 5 ca đã tử vong [1]
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có gần 28.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn gấp nhiều lần. Trong 30 bệnh nghề nghiệp được thanh toán bảo hiểm y tế thì bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca; tiếp theo là bệnh đường hô hấp chiếm 32%; sau đó là bệnh do tiếng ồn chiếm 17%. [2]
Bài viết cung cáp những thông tin khoa học về bệnh bụi phổi này.
II. TỔNG QUAN
1. ĐỊNH DANH
Bệnh bụi phổi, pneumoconiosis, là thuật ngữ chung cho nhóm bệnh phổi kẽ hậu quả dó hít không khí bị ô nhiễm bụi như bụi tro than, bụi đá, bụi thạch miên (ábetos, amian), hạt chì, hạt phấn hoa, v.v…cuối cùng gây xơ hóa kẽ.phổi. Ba loại bệnh bụi phổi phổ biến bụi phổi silic, bụi phổi amiăng, và bệnh phổi của thợ mỏ than (bụi than đá).
Bệnh bụi phổi thường gây suy giảm chức năng hạn chế, và có bệnh nhân bụi phổi mà không định giá được sự suy giảm chức năng hô hấp phổi. Tùy thuộc vào mức độ và mức độ nghiêm trọng, bụi phổi có thể gây tử vong trong vòng vài tháng, nhiều năm hoặc có thể không bao giờ có triệu chứng biểu hiện.
Bụi phổi là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cho thấy chiếm 74%.
2. CÁC LOẠI BỤI PHỔI
Tùy theo loại bụi, bụi phổi có các tên gọi khác nhau:
1. Bụi than phổi, anthracosis, coalworker pneumoconiosis, coal miner’s lung, black lung
2. Bụi nhôm, aluminosis
3. Bụi thạch miên, amian, asbestosis .
4. Bụi đá, silicosis, grinder’s disease, Potter’s rot.
5. Bụi bauxite, bauxite fibrosis
6. Bụi sắt, siderosis
7. Bụi bông vải (cotton), byssinosis
8. Bụi bột talc, talcosis
9. Bụi xi măng, cimentosis
10. Bụi hỗn hợp,mixed-dust pneumoconiosis
3. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Tác dụng của bụi lên phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, hình dạng, độ hòa tan và khả năng phản ứng riêng của loại hạt bụi:
Các hạt lớn 5-10 μm khó đi sâu vào các đường hô hấp xa, trong khi các hạt nhỏ hơn 0,5 μm di chuyển vào và ra khỏi phế nang, thường không có sự lắng đọng và gây tổn thương đáng kể. Các hạt có đường kính từ 1 đến 5 μm là nguy hiểm nhất vì chúng bám vào chỗ phân nhánh xa của đường thở.
Bụi than đá tương đối trơ và thường có lượng lớn lắng đọng trong phổi trước khi có dấu hiệu lâm sàng. Bụi silic, amiăng và berili phản ứng mạnh hơn bụi than, dẫn đến phản ứng xơ hóa ở nồng độ thấp hơn.
Hầu hết bụi hít vào sẽ bị giữ lại trong lớp màng nhầy và nhanh chóng bị loại khỏi phổi bằng chuyển động của các lông mao. Tuy nhiên, một số hạt bị mắc kẹt ở chỗ phân nhánh của ống phế nang, nơi các đại thực bào tập trung và “ăn” các hạt bụi bi kẹt lại này. Đại thực bào phế nang là tế bào quan trọng khởi đầu, duy trì tổn thương và xơ hóa phổi. Nhiều hạt kích hoạt hồng cầu và tạo ra IL-1. Các hạt phản ứng mạnh hơn sẽ kích hoạt các đại thực bào giải phóng một số chất trung gian hóa học cho phản ứng viêm, tăng sinh nguyên bào sợi và lắng đọng collagen.
Một số hạt hít vào có thể đến hệ bạch huyết bằng cách thoát nước trực tiếp hoặc trong các đại thực bào di chuyển và do đó bắt đầu phản ứng miễn dịch đối với các thành phần của hạt và/hoặc với các protein bị biến đổi dẫn đến sự khuếch đại và mở rộng phản ứng.
4. DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN
Bệnh bụi phổi điển hình có ba dấu hiệu cơ năng là Ho, Thở nông (hụt hơi), Tức ngực.
Khám lâm sàng phát hiện âm thở thô, rale nổ ẩm, rale ngáy…
Chụp X-quang ngực thấy thâm nhiễm kẽ từng mảng,các nang dạng tổ ong, dưới màng phổi, hai đáy.
5. ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG
Tổn thương của bệnh bụi phổi không thể hồi phục. Tuy nhiên, một số bước có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm các triệu chứng gồm:
Thuốc và điều trị hô hấp để thông đường thở và giảm viêm.
Phục hồi chức năng phổi và thở bổ sung oxy.
Ghép phổi có thể cần thiết trong trường hợp bệnh nghiêm trọng.
IV. ĐÔI ĐIỀU BÀN LUẬN
Bụi phổi đứng hàng đầu trong các bệnh nghề nghiệp với tỷ lệ tử vong còn cao cho đến những năm gần đây,
Nhiều khảo sát cho thấy, số bệnh nhân bụi phổi chưa được theo dõi, chẩn đoán và báo cáo còn nhiều,đặc biệt là ở các quốc gia không có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển.
Vì tổn thương trong bệnh bụi phổi là không hồi phục, cho nên cần phòng tránh bằng các biện pháp bảo hộ lao động như: Quản lý các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng để hạn chế phát thải bụi trong không khí. Người lao động trong các ngành bị ảnh hưởng phải đeo khẩu trang, bao tay, trùm tóc, rửa vùng da tiếp xúc với bụi, loại bỏ bụi khỏi quần áo và rửa mặt, rửa tay trước khi ăn hoặc uống.
V. THAM KHẢO
[1] Vụ 5 công nhân tử vong do bệnh bụi phổi ở Nghệ An: ‘Chờ chế độ đến bao giờ khi người cứ chết dần, chết mòn’
https://suckhoedoisong.vn/vu-5-cong-nhan-tu-vong-do-benh-bui-phoi-o-nghe-an-cho-che-do-den-bao-gio-khi-nguoi-cu-chet-dan-chet-mon-16923100922083032.htm
[2] Bụi phổi đứng đầu bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam
https://tuoitre.vn/benh-bui-phoi-dung-dau-benh-nghe-nghiep-o-viet-nam-767328.htm
[3] Pneumoconiosis
https://en.wikipedia.org/wiki/Pneumoconiosis
[4] What Is Pneumoconiosis?
https://www.webmd.com/lung/what-is-pneumoconiosis
[5] Pneumoconiosis
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pneumoconiosis
[6] Pneumoconiosis: The risk of breathing in dust
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319644
[7] Bi kịch của amiăng: Chất gây ung thư cấp độ một, vẫn có thể được nhìn thấy ở trong ngôi nhà của bạn
https://khoahoc.tv/bi-kich-cua-amiang-chat-gay-ung-thu-cap-do-mot-van-co-the-duoc-nhin-thay-o-trong-ngoi-nha-cua-ban-130988#google_vignette
[8] Pneumoconiosis
https://www.youtube.com/watch?v=wr3i5FOfyPk
[9] Pneumoconiosis
TS.BS Trần Bá Thoại
BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM