Trang chủ » Khuyến cáo » NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐO HUYẾT ÁP ĐƯỢC CHÍNH XÁC

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐO HUYẾT ÁP ĐƯỢC CHÍNH XÁC

     I.  LỜI MỞ

    Các bệnh tim mạch đứng đầu trong các bệnh không lây nhiễm. Tăng huyết áp lại đứng đầu trong bệnh tim mạch của người lớn. Đo huyết áp là việc đầu tiên để xác định bệnh, cho nên cần được thực hiện đúng theo quy chuẩn..

    Ngày 11/11 vừa qua, tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) ở Philadelphia, Tiến sĩ Randy Wexler, bác sĩ chính tại Trung tâm y tế Wexner Đại học bang Ohio cho một thông tin buồn rằng, nhiều nhân viên y tế đã đo huyết áp không chuẩn dẫn đến việc “điều trị không cần thiết” [1]

    Bài viết giới thiệu lại những quy tắc, chỉ dẫn để việc đo huyết áp được chuẩn xác.

     II. VỊ TRÍ, TƯ THẾ 

   Tư thế tốt nhất để đo huyết áp là ngồi trên ghế, đặt chân lên sàn và đặt cánh tay sao cho khuỷu tay ở ngang tầm quả tim. Luôn giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình đo.

           

     III. ĐO CÁNH TAY NÀO ?

   Nên đo huyết áp ở cả hai tay ít nhất một lần, vì chỉ số ở một cánh tay (thường là bên phải) có thể cao hơn bên kia.

   Nhìn chung, sự chênh lệch huyết áp tâm thu giữa hai cánh tay là khoản 5 điểm hoặc ít hơn. Nếu sự khác biệt luôn lớn hơn 10 điểm giữa hai cánh tay, hãy báo cho bác sĩ điều trị biết. Đây có thể là dấu hiệu của xơ vữa động mạch cánh tay có huyết áp cao hơn.

    IV NHỮNG QUY ĐỊNH 

  Cần tuân thủ những quy định sau để việc đo huyết áp được chính xác:

   1. Không uống đồ uống có chứa caffein hoặc hút thuốc trong 30 phút trước khi thử nghiệm.

   2. Ngồi yên lặng trong năm phút trước khi bắt đầu đo huyết áp.

   3. Vòng đai bơm hơi được đặt trên da trần không phải trên áo sơ mi, và phải  bao phủ ít nhất 80% bắp tay.

   4. Đừng nói chuyện trong khi đo huyết áp.

   5. Nên đo huyết áp hai lần, có khoảng nghỉ giữa các lần. Nếu số đo chênh lệch từ 5 điểm trở lên, hãy thực hiện đo lại lần thứ ba.

   6. Những ngoại lệ như cảm giác lâng lâng khi ra khỏi giường buổi sáng hoặc khi đứng lên sau khi ngồi, cần kiểm tra huyết áp khi ngồi và khi đứng để xem huyết áp có giảm từ tư thế này sang tư thế khác hay không.

   7. Vì huyết áp thay đổi trong ngày nên bác sĩ hiếm khi chẩn đoán tăng huyết áp chỉ dựa trên một lần đo. Thay vào đó, họ sẽ muốn xác nhận số đo ít nhất hai lần tại văn phòng hoặc yêu cầu bạn tự đo huyết áp bằng máy theo dõi tại nhà (Holter monitoring)

    V.  PHÂN LOẠI CHỈ SỐ HUYẾT ÁP

   1. Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mm Hg

   2. Huyết áp tăng: 120/80 đến 129/79 mm Hg

   3. Tăng huyết áp giai đoạn 1: 130/80 đến 139/89 mm Hg

    4. Tăng huyết áp giai đoạn 2: 140/90 mm Hg trở lên.

VI. THAM KHẢO

[1] Hàng triệu người bị đo huyết áp sai, vì sao?

https://tuoitre.vn/hang-trieu-nguoi-bi-do-huyet-ap-sai-vi-sao-20231113100840592.htm

[2] Tips to mesure your blood presure corectly 

https://www.health.harvard.edu/heart-health/tips-to-measure-your-blood-pressure-correctly

[3] Measure Your Blood Pressure

https://www.cdc.gov/bloodpressure/measure.htm

[4] Blood pressure test

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/blood-pressure-test/about/pac-20393098

[5] Proper Technique for Blood Pressure Measurement

https://www.verywellhealth.com/proper-technique-for-blood-pressure-measurement-1763966

[6] Blood pressure chart: What your reading means

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/blood-pressure/art-20050982

[7] Blood Pressure Measurement | Manual Blood Pressure | OSCE Guide

              BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM