Trang chủ » BÀN LUẬN » NGỪA ĐEN XẠM DA VÌ NẮNG: NÊN CHE CHẮN HƠN LÀ DÙNG THUỐC “CHỐNG NẮNG-TRẮNG DA”

NGỪA ĐEN XẠM DA VÌ NẮNG: NÊN CHE CHẮN HƠN LÀ DÙNG THUỐC “CHỐNG NẮNG-TRẮNG DA”

   I. LỜI MỞ 

  Ở Việt Nam và các nước Châu Á, nơi độ trắng của da là tiêu chí thẩm mỹ chính, các sản phẩm làm sáng da và giảm sắc tố da đã được sử dụng từ rất lâu đời

  Mùa hè này, với cái nắng khá “cực đoan” do hiện tượng El nino, nhiều loại viên uống chống nắng-trắng da được rao bán, quảng cáo rầm rộ về công dụng thần kỳ có thể “thách thức” nắng nóng trên 40 độ, chỉ số tia UV đến 10-11.

  Thực hư tác dụng như thế nào? Có tác dụng phụ, nguy hại gì không ?

   II. CÁC CHẤT LÀM SÁNG DA GIẢM SẮC TỐ (depigmentation and skin lightening substances)

  Sản phẩm là sáng da-giảm sắc tố thường chứ các chất sau: Hydroquinone và các dẫn xuất, retinoids, axit alpha và beta-hydroxy, axit ascorbic, các steroid, chất thải sắt ion hóa trị hai, axit kojic, axit azelaic, các dẫn xuất thủy ngân, các chiết xuất thảo dược…..có các tác dụng khác nhau:

 1. Hydroquinone 

  Ức chế tổng hợp tyrosinase, enzym chính để tổng hợp melanin, phá hủy các tế bào hắc tố bằng cách sản xuất các gốc tự do và can thiệp vào các bào quan chứa melanin (melanosome).

  Hydroquinone có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như viêm da kích ứng, viêm da tiếp xúc, loạn sắc tố sau viêm, đổi màu móng, gây ung thư…

  2. Retinoic Acid,  Tretinoin, Vitamin A Acid
  Ban đầu được sử dụng kết hợp với hydroquinone như một yếu tố thâm nhập, hiệu quả vốn có của nó nhanh chóng trở nên rõ ràng.

  Tretinoin can thiệp trực tiếp vào quá trình tạo hắc tố bằng hai cách: (1) ức chế cảm ứng tyrosinase và phân tán các sắc tố trong tế bào sừng, và (2) đẩy nhanh quá trình tái tạo biểu bì

Các tác dụng không mong muốn gồm ban đỏ và bong vảy. Tác dụng gây quái thai của axit retinoic đã được chứng minh rõ ràng, vì thế phân tử này bị cấm trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

  3. Các steroids 

  Steroids là các hormone có tác dụng phức tạp lên nhiều quá trình chuyển hóa cơ thể. Chúng thường được phối hợp trong các chế phẩm sáng da-giảm sắc tố da.

  Các tác dụng phụ không mong muốn của corticods gồm cường vỏ thượng thận, teo da, tăng huyết áp,loãng xương, đái tháo đường, v.v.

  III. BÀN VÀ KẾT LUẬN 

  Cho đến nay, những nghiên cứu về hiệu quả của các chất trắng da-giảm sắc tố cũng như các sản phầm, viên uống chống nắng chứng minh hiệu quả của chúng còn hạn hẹp

.Bác sĩ Phạm Cao Kiêm, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu trung ương, khẳng định viên uống chống nắng không thể thay thế kem chống nắng và thực tế chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả rõ ràng của các sản phẩm này.

  Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh – Trung tâm laser theo yêu cầu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – cũng cho rằng thông tin viên uống chống nắng có thể bảo vệ da “bất chấp” nắng nóng từ bên trong là không chính xác.

  Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo việc không thể dùng viên uống chống nắng để thay thế kem chống nắng.

  Tóm lại, vì rất khó đạt được hiệu quả thực sự mà không độc hại (genuine effect without toxic) nên việc phòng ngừa bằng cách che chắn và bôi kem chống nắng thường được ưu tiên sử dụng hơn.

IV. THAM KHẢO

[1] https://tuoitre.vn/loan-vien-uong-chong-nang-trang-da-20230609093358315.htm

[2] https://www.mdpi.com/2079-9284/3/3/27/htm

[3] https://www.healthline.com/health/hyperpigmentation

[4] https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/medication-and-your-skin

[5] https://www.wikihow.com/Naturally-Whiten-Skin-at-Home

                                                                               TS.BS Trần Bá Thoại

                                                                          BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM