Trang chủ » Chưa phân loại » NGÀY GIỖ THỨ 9 CỦA ANH TRỊNH CÔNG SƠN

NGÀY GIỖ THỨ 9 CỦA ANH TRỊNH CÔNG SƠN

Nhân ngày Giỗ của Anh Trịnh Công Sơn, xin trích một số hình ảnh và bài viết về những “bóng hồng” liên quan trong thơ nhạc… 

  TCS và KHÁNH LY

 

01.4.2010 RU EM TỪNG NGÓN XUÂN NỒNG  pps

 

“DIỄM XƯA” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

            LẦN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN Ở HUẾ

       Được cho là người tình đầu tiên của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, nhân vật “bí ẩn” đã đi vào huyền thoại trong sáng tác “Diễm xưa” của chàng thi sĩ họ Trịnh, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

 Giáo sư Thái Kim Lan (bên phải) giới thiệu Ngô Thị Bích Diễm    

    Xuất phát cho ý tưởng độc đáo này là giáo sư Thái Kim Lan, hiện đang công tác tại CHLB Đức. Qua lời mời của cô Thái Kim Lan, Ngô Thị Bích Diễm (Diễm) đã đồng ý về Huế gặp gỡ một buổi duy nhất với công chúng. Tuy nhiên khách được mời chỉ hạn chế qua điện thoại, chỉ những thân quen, một thời gắn bó với Trịnh Công Sơn.

   Cuộc gặp gỡ quá đặc biệt không được thông báo trước đã diễn ra tại trung tâm văn hóa Liễu Quán trên đường Lê Lợi, TP Huế, tối 12/3 vừa qua.

   “Sau khi Trịnh Công Sơn mất, Diễm đã trở thành một huyền thoại. Từ đó đến giờ, rất ít ai biết hình bóng cô Diễm trong tuyệt phẩm Diễm xưa là ai. Hôm nay, sự im lặng đó được phá vỡ”, Thái Kim Lan tâm sự. 

 “Diễm” ngày xưa đã trở về…

 …và đã thu hút sự quan tâm của khách mời, bạn bè tại buổi giao lưu

  Bà Diễm tâm sự những điều chưa nói đã quá lâu. Kể từ khi Trịnh Công Sơn mất, bà hoàn toàn im lặng với quá khứ

   Nhà văn hóa Huế, giáo sư Bửu Ý, đã kể lại một câu chuyện tình về Sơn và Diễm. “Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não, ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu “hương hoa” kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó. Tên cô là Diễm, người đã tạo cảm xúc cho Sơn sáng tác vô số bản tình ca bất hủ”, lời kể của giáo sư Bửu Ý.

    Tao ngộ Huế sau bao nhiêu năm “ẩn dấu”, bà vẫn mặc một áo dài Huế xưa, chân đi hài. Nét mặt hiền lành, nhân ái và hay cười nhẹ. Độ tuổi 60 vẫn không làm mất đi nhan sắc thuở nào của “Diễm”. Sự có mặt của Diễm đã làm thỏa lòng toàn bộ mọi người có mặt trong khán phòng.

    Trên nền nhà đầy lá và hoa… Với một chất giọng Bắc xưa nhè nhẹ cất lên, Bích Diễm đã thổ lộ cùng khán giả “Huế đối với tôi thật bình yên. Trong Huế có một tình yêu. Từ lâu tôi đã giữ im lặng. Quá nhiều kỷ niệm từ thời thơ ấu tại Huế. Dù đi xa đã lâu nhưng tôi vẫn yêu nơi đây như ngày ban đầu. Trong con người quý nhất là tình cảm. Anh Sơn đã lồng hết những cung bậc đó vào nhạc. Xin cảm ơn anh Sơn, cảm ơn Huế vì sự đón tiếp nồng hậu”. Những câu nói bị ngắt ý giữa chừng vì xúc động của bà đã làm không ít người đồng điệu rơi nước mắt.

    Trên nền guitar và piano sâu lắng, nhiều người bạn đã hát tặng “Diễm xưa” những ca khúc tên tuổi của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, mà trong đó không thể thiếu ca khúc Diễm xưa.

 LƯU THỊ KIM ĐÍNH

 

01.4.2010 EM ĐI BỎ MẶC CON ĐƯỜNG pps

 

 HOÀNG ANH

 HOÀNG ANH & CON

                                                                   MINH NGUYỆT 1972

01.4. 2010 TCS NGUYỆT CA pps

 

 NGA MI

 

01.4.2010 RU EM TỪNG NGÓN XUÂN NỒNG pps